Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.

 


Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa tín ngưỡng tôn giáo, trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong tất cả các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển”[1]. Đảng ta xác định không có dân tộc nào là dân tộc bản địa; 54 dân tộc chỉ có dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Quan điểm về sự bình đẳng giữa các dân tộc còn được thể hiện nhất quán trong Hiến pháp của nhà nước ta. Điều 5, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định rõ:.1. “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

Nhằm làm cơ sở cho thực hiện tốt chính sách dân tộc, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (khóa IX) đã ban hành nghị quyết riêng (Nghị quyết số 24 ngày 12-3-2003 về công tác dân tộc. Cùng với đó Quốc Hội đã ban hành các luật khung và luật chuyên ngành nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền cũng như chính sách hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H.2021, tr170

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét