Trên cơ sở đặc
điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới
thành lập đã xác định đường lối tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo để giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân, chính sách “Tín ngưỡng, tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề ra đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập dân tộc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, đường
lối đại đoàn kết toàn dân, tự do tín ngưỡng đã động viên hàng chục vạn tín đồ
các tôn giáo tham gia cuộc đấu tranh giành và bảo vệ đất nước, đã có hàng vạn
bộ đội thanh niên xung phong; hàng ngàn liệt sỹ, thương binh, hàng trăm bà mẹ
Việt Nam anh hùng là tín đồ các tôn giáo. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước sau
chiến tranh, Đảng ta đã quan tâm đến công tác tôn giáo. Năm 1990 Bộ Chính trị
khóa VI đã ra nghị quyết 24 về công tác tôn giáo. Các Đại hội Đảng VII, VIII
tiếp tục khẳng định quan điểm đó. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 37 -
CT/TW về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng
tiếp tục thực hiện quan điểm đó bằng Nghị quyết trung ương 7, khóa IX, với 5
quan điểm cơ bản. Từ quan điểm của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa bằng pháp luật
đối với các hoạt động tôn giáo. Hướng dẫn giúp đỡ các tôn giáo xây dựng đường
hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, sống
“tốt đời, đẹp đạo”. Điều đó, được ghi nhận trong hiến pháp đầu tiên năm 1946.
Trong Điều 10 quy định “Công dân Việt Nam có quyền…tự do tín ngưỡng”; Hiến pháp
năm 1959, Điều 26 quy định “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”; Hiến pháp 1980, Điều 68 quy
định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà
nước”; Hiến pháp năm 1992, Điều 70 “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật…không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
luật và chính sách của Nhà nước”; Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004, Điều
1 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công
dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật. Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo
cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”;
hiến pháp năm 2013, xác định “tôn giáo là quyền con người”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét