Hiện
nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ
cùng với sự phát triển, bùng nổ của mạng Internet, các mạng xã hội toàn cầu và
những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; các
thế lực thù địch, phản động có những chiêu thức, thủ đoạn mới chống
phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Do đó để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới cần thực hiện các giải pháp sau đây:
Ứng
phó với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống đồng thời phải đi đôi đảm
bảo an ninh truyền thống; cảnh giác trước các mưu đồ lợi dụng các vấn đề an
ninh phi truyền thống để chống phá cách mạng Việt Nam Tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của
công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, Xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả gắn với nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban hành các chủ trương,
giải pháp, có chính sách cụ thể và đồng bộ giúp Nhân dân phát triển kinh tế,
cải thiện đời sống.
Tăng
cường hợp tác quốc tế, phát huy ngoại lực kết hợp sức mạnh nội lực để ứng phó
với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống. Đây là quan điểm, tư tưởng rất
phù hợp đã được Đảng, Nhà nước ta xác định từ những năm đầu đổi mới và đến nay
vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Cụ thể, chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới xác định rõ quan điểm: Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Tăng
cường hợp tác, tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước,
nhất là các nước lớn, các đối tác chiến lược, các nước láng giềng và các nước
trong khu vực; tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc. Đặc biệt,
quan điểm tăng cường hợp tác quốc tế, tạo thế đan xen lợi ích giữa Việt Nam với
các nước để duy trì hòa bình, ổn định trong tình hình hiện nay.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa