Gắn bó mật thiết với
Nhân dân là thể hiện bản chất và sức sống trường tồn của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nếu không có sự đùm bọc, chung sức, chung lòng của Nhân dân thì Đảng không
có sức mạnh, cách mạng khó thành công. Ngược lại, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng
thì Nhân dân không có một phương hướng chính trị đúng đắn trong đấu tranh giành
các quyền tự do, dân chủ của mình. Tư tưởng đó được Đảng cộng sản Việt Nam thể
hiện khá sâu sắc trong Đại hội lần thứ XIII vừa qua.
Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đánh giá: “Trong
những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức tạp,
khó dự báo. Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử, vị thế, sức mạnh tổng hợp và uy tín trên cường quốc tế được
nâng lên. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt
gay gắt hơn; các mối đe dọa độc lập, chủ quyền, lợi ích chiến lược của đất nước,
nhất là trên Biển Đông; vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, xu hướng già hóa dân số tình
trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sự chống, phá
quyết liệt của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động”[1].
Trong nhiệm kỳ của
Đại hội XIII, Đảng ta xác định: “Phải đặc
biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững
mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”[2].
Theo đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu cần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải
pháp: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân
dân để xây dựng Đảng”. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với các tổ chức trong hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ của Đảng.
Cần tiếp tục đổi
mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
và chất lượng đội ngũ đảng viên; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trọng
dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân các cán bộ, đảng viên. Tăng cường hơn
nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố về không ngừng nâng
cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Đồng thời tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống
chính trị về công tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai
trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự
“trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm
với dân”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Thứ
hai, đối cới công tác dân vận của
Đảng.
Tăng cường phối hợp, thực hiện quy chế
công tác dân vận của hệ thống chính trị; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả
phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội các cấp.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và chính quyền các cấp. Chú trọng
công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bàn tôn giáo, người Việt
Nam ở nước ngoài. Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công
tác dân vận. Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp
ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; đa dạng
hóa các hình thức tổ chức và phương thức tập hợp, vận động, nắm bắt kịp thời
tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với
biến đổi cơ cấu xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương
của Đảng về công tác dân vận. Tiếp tục cụ thể hóa phương châm: Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Lãnh đạo thể chế hóa
Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm phát huy cao nhất quyền
làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Nghiên cứu, ban hành cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ. Tích cực đôn đốc,
giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân vận.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của công dân; đồng thời
chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, mị dân. Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân và quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân. Thực hiện
nghiêm, có hiệu quả các quy định về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại
với nhân dân, giải quyết những kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân và xử
lý kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân, các vụ
khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, không để hình thành các điểm nóng về
an ninh, trật tự xã hội.
Như vậy, với vai trò là Đảng cầm quyền,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định Đảng là đội tiền phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của cả dân tộc; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu
sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo
Nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Điều đó khẳng định toàn bộ hoạt động của
Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân, sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời
Nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét