Teng et. al. (2014) đã chỉ ra tầm quan
trọng của việc sử dụng thông điệp truyền thông chính sách trong các nghiên cứu
truyền thông xã hội và về mặt lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu xác nhận thông
điệp truyền thông chính
sách có
thể mang lại cảm giác tích cực hoặc tiêu cực. Truyền thông với thông điệp
truyền thông chính sách phù hợp mang lại cảm giác tích cực về hình ảnh của cá
nhân và tổ chức sử dụng thông tin, lòng trung thành của người dùng thông tin.
Thông điệp truyền thông chính sách mang lại cảm giác tích cực khi nó bảo đảm
tính thuyết phục và hữu ích, nhất là tạo ra sự thay đổi hành vi của đối tượng
truyền thông.
Chang et. al. (2015) đã sử dụng lý
thuyết thông điệp truyền thông chính sách để khám phá sự gắn kết trong các nhóm
xã hội. Các tác giả lưu ý rằng, thông điệp truyền thông chính sách thuyết phục có ảnh hưởng tích cực đến người
dùng trong chia sẻ nội dung truyền thông chính sách trong các ngữ cảnh truyền
thông khác nhau.
Thông điệp truyền thông chính sách liên
quan trực tiếp đến các quá trình truyền thông và tác động đến nhận thức và hành
vi của cá nhân. Thông điệp truyền thông chính sách mang đến cho các tổ chức
công những cơ hội tiếp cận các đối tượng liên quan để tìm cách thay đổi thái độ
của họ bằng cách truyền thông điệp truyền thông chính sách thuyết phục trong
bối cảnh truyền thông xã hội. Thông điệp truyền thông chính sách có khả năng mang
lại cảm xúc tích cực có tính thuyết phục phổ biến và hữu ích nhất trong tâm lý
của đối tượng truyền thông. Đặc biệt là thông điệp truyền
thông chính sách thuyết phục, hội tụ đầy đủ ba thuộc tính, đó là chất lượng
thuộc tính (phản hồi), mức độ phổ biến và tính hấp dẫn của bài đăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét