Theo Hồ Chí Minh: Lực lượng tiến hành khởi
nghĩa vũ trang là toàn dân, của mọi người dân Việt
Lực lượng chính trị của
quần chúng là lực lượng đông đảo nhất gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công,
thương, binh của tất cả các dân tộc, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, dân
tộc, tôn giáo…
Lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa, trực tiếp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị rất phong phú thu hút được nhiều lực lượng tham gia, và có nhiều hình thức như: mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá … Đấu tranh quân sự là sự phát triển cao của hình thức đấu tranh chính trị và có tính chất quyết liệt hơn. Như: Vũ trang khởi nghĩa, là nhân dân nổi dậy dùng khí giới đánh đuổi quân cướp nước đoạt lấy chính quyền.
Mỗi lực lượng, mỗi hình thức đấu tranh có vị trí, vai trò quan trọng nhất định nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm cơ sở điều kiện và hỗ trợ cho nhau, trong đó lực lượng chính trị là lực lượng cơ bản giữ vai trò nền tảng, quyết định đến sự thành bại của khởi nghĩa vũ trang; lực lượng vũ trang giữ vai trò quan trọng, tạo điều kiện và hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh chính trị của quần chúng.
Toàn dân nổi dậy khởi nghĩa để giải phóng dân tộc là tinh thần cơ bản trong tác phẩm Con đường giải phóng mà Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và biên soạn, bổ sung và chỉnh lý. Đồng thời đây cũng là quan điểm cơ bản mà hội nghị TW 8 của Đảng vận dụng sâu sắc để chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, quyết định thành lập mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.
Trong tác phẩm Con đưòng giải phóng, Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Võ trang khởi nghĩa - nhân dân nổi dậy dùng khí giới đánh đuổi quân cướp
nước, đoạt lấy chính quyền”[1].
Đó là cuộc chiến tranh to tát về chính trị và quân sự.
Lực lượng tiến hành
khởi nghĩa vũ trang là toàn dân. Nhưng phải được giáo dục, giác ngộ, được tổ
chức chặt chẽ và được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng.
Trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc thường xuyên giáo dục, giác
ngộ tổ chức và rèn luyện quần chúng để chuẩn bị khởi nghĩa. Điều đó đã được
Người chuẩn bị và tiến hành từ năm 1923. Trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người đã nói: "Đối với
tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ
chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa ra đấu tranh giành tự do độc lập"[2].
Theo Hồ Chí Minh, mục
đích của tuyên truyền giáo dục là để làm cho quần chúng hiểu, làm thức tỉnh
tinh thần yêu nước, để đoàn kết họ lại thành phong trào rộng lớn, để đấu tranh
lật đổ chính quyền của bọn thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân
dân.
bài rất hay
Trả lờiXóa