Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội đang ngày càng phát
triển và trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Tuy nhiên, mạng xã
hội như “con dao hai lưỡi”, một mặt mang lại rất nhiều tiện ích cho con người,
thúc đẩy sự phát triển trên nhiều lĩnh vực; mặc khác, với tính chất “mở”, mạng
xã hội trở thành môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch, phản động tiến
hành thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Điều
này đặt ra không ít thách thức trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên, chủ trương, đường lối của Đảng, thành quả của
cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu chống phá của các
thế lực thù địch, phản động trên môi trường mạng xã hội là vấn đề cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.Hoạt động chống phá của các đối tượng phản động có nhiều nột mới,
phức tạp hơn; cường độ, phạm vì chống phỏ tăng; việc sử dụng các công cụ của
một cuộc “cách mạng màu”, đặc biệt là Internet, mạng xã hội được đẩy mạnh. Các tổ chức phản động lưu
vong liên kết chặt chẽ với số chống đối trong nước điều chinh phương thức, thủ
đoạn chống phá theo hướng kết hợp giữa “đấu tranh bất bạo động” với sử dụng bạo
lực, hoạt động manh động, khủng bố phá hoại, nhằm tạo bất ổn bên trong, tạo đà
thúc đẩy “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam. Gia tăng các hoạt
động liên kết, phối hợp trong - ngoài,
giữa phản động lưu vong với số chống đối, bất món bên trong, số cực đoan
trong Tôn giáo, dân tộc, luật sư “cấp tiến”, “xã hội dân sự”... để tiến hành
các hoạt động chống phá.
Để tạo dựng lực lượng chống
đối trong nước, các đối tượng phản động triệt để sử dụng Internet, mạng xã hội
để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức; tiến hành huấn luyện, giao nhiệm vụ
và chỉ đạo hoạt động. Thành phần móc nối, gây dựng cơ sở, tác động ảnh hường mở
rộng vào hầu hết các giai tầng xã hội, trọng tâm là thanh niên, sinh viên, luật
sư, trí thức, văn nghệ sĩ có quan điểm bất mãn chế độ, thậm chí cả cán bộ, đảng
viên có dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; địa bàn tác động cả thành
thị, nông thôn, duyên hải, các vùng chiến lược, địa bàn vùng giáo, các khu công
nghiệp, khu kinh tế tập trung. Thời gian gần đây, có xu hướng đi vào số đối
tượng lưu manh, hình sự để thực hiện âm mưu khủng bố, gây rối an ninh, trật tự.
Liên tục triển khai các “chiến dịch
truyền thông”, chiếm lĩnh “trận địa” mạng xã hội, truyền thông “lề trái” để
tuyên truyền phá hoại tư tường, làm giảm sút, từng bước xói mòn lòng tin của Nhân
dân với Đảng, Nhà nước; tác động phá hoại nội bộ bằng nhiều phương thức, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Từng bước xây dựng nền tảng cho tình trạng “bất tuân dân sự”, tâm lý sẵn
sàng biểu tình phản đối chỉnh sách pháp luật, coi thường kỷ cương pháp luật,
chuẩn bị cơ sở tiến hành “cách mạng màu” thay đổi chế độ.
Thứ nhất , tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực
quản lý của Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng. Hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý không gian mạng
quốc gia phù hợp với xu thế phát triển, tạo môi trường không gian
mạng lành mạnh.
Trong
tình hình mới, để quản lý tốt, cần có sự phối, kết hợp đồng bộ, thống
nhất và phù hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và
các bộ, ban, ngành, địa phương về bảo vệ an ninh, an toàn thông tin,
chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đồng thời, các cơ quan quản lý
cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo hành
lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, bảo đảm môi trường mạng xã hội lành mạnh, trong
sạch. Cần có các giám sát phù hợp với các công ty đang hoạt động
trên môi trường in-tơ-nét, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp các
dịch vụ mạng xã hội và truyền thông xã hội; có các điều kiện
trong quản lý các hoạt động trên in-tơ-nét đảm bảo chủ quyền, lợi
ích và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện các quy định của
pháp luật.
Cần
có chế tài và biện pháp xử lý nghiêm minh, có tính răn đe để cảnh báo cũng như
kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi
những trang mạng có nội dung xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, kết hợp với chủ
động cung cấp thông tin, tăng cường giải thích, đối thoại, tháo gỡ khó khăn kịp
thời những khó khăn, vướng mắc của nhân dân. Khắc phục hiệu quả những hạn
chế, bất cập, không để hình thành “điểm nóng”, tiêu cực trên mạng
xã hội.
Thứ hai , nhìn nhận đúng tính chất hai mặt của mạng xã hội, nhất là
mặt tiêu cực để đưa ra giải pháp ngăn chặn có hiệu quả những hành vi lợi
dụng mạng xã hội để tác động đến ổn định chính trị; nâng cao nhận
thức, trách nhiệm và ý thức cho người sử dụng.
Để
phát huy thế mạnh cũng như ngăn ngừa, khắc phục những mặt tiêu cực của mạng xã
hội, cần phải nhìn nhận đúng về mạng xã hội ở cả hai mặt tích cực và
tiêu cực, nhận diện và quản lý những tác nhân gây ảnh hưởng để có
phương thức ứng xử phù hợp với tinh thần chủ động, tích cực, linh hoạt, an
toàn, hiệu quả. Chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền
tảng mạng xã hội cho người dùng. Tiếp tục thực hiện tốt Luật An ninh mạng năm
2018, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam (của Hội Nhà báo
Việt Nam), Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT,
ngày 17-6-2021, của Bộ Thông tin và Truyền thông). Đặc biệt, giáo dục định
hướng giá trị để người dân khi sử dụng mạng xã hội, trong đó hết sức
quan tâm đến lực lượng thanh, thiếu niên - là lực lượng tích cực nhất trên các
mạng xã hội có ý thức cảnh giác, chủ động kiểm chứng thông tin để nhận
diện đúng - sai, nâng cao “sức đề kháng” để có thể bảo vệ những giá trị của bản
thân, của cộng đồng và dân tộc trước những thông tin không chính xác, dung
tục, phản cảm, thông tin có ý đồ xấu.
Kịp
thời chấn chỉnh trật tự, kỷ cương, chủ động đấu tranh phản bác
các luận điệu sai trái phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Cần xử
lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng mạng xã hội phát tán thông tin sai lệch, có
nội dung xấu, độc, sai sự thật về Đảng, Nhà nước và chế độ. Có biện pháp ngăn
chặn, triệt phá, vô hiệu hóa các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên các nền
tảng mạng xã hội.
Thứ ba , sử dụng ưu thế của mạng xã hội trở thành phương tiện,
cách thức hữu hiệu đấu tranh, phản bác thông tin sai lệch.
Cần
tận dụng, phát huy vai trò tích cực của mạng xã hội để đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp kịp
thời các thông tin chính thống, mang tính định hướng để chủ động “phản bác”
thông tin sai lệch, giành ưu thế trong cuộc chiến tranh mạng. Lựa chọn một
số luận điểm, có ảnh hưởng tư tưởng lớn, từ đó chủ động đấu
tranh với nhiều hình thức phong phú. Sử dụng ngôn từ chuẩn xác, lập
luận mạch lạc, khúc chiết.
Phát huy vai trò của các cá nhân và tổ chức, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các nhân vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, có khả năng thu hút người xem, nghe, bình luận, chia sẻ để xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh. Tăng cường và đa dạng hoá các hình thức truyền tải các thông tin tích cực về thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước; những tấm gương người tốt, việc tốt; những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc nhằm lan toả những điều tích cực đến mọi người với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực trước các quan điểm sai trái, thù địch.
N.T.T
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa