Thời
đại công nghệ số 4.0 làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con
người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng
hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người
dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội. Từ những tiến bộ về khoa học và
công nghệ sẽ xuất hiện nhiều hơn một số xu thế mang tính phổ quát bên cạnh
những giá trị chung, truyền thống trong quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung
với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau. Cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù
địch hiện nay đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù địch,
phản động, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên
tạc, hướng lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm. Những
âm mưu, thủ đoạn phá hoại trong thời đại số
Đó là xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá
thể hóa; xu thế đổi mới quản lý, quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình
(chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân
quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng cường nguồn lực cho bộ máy nhà nước tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); xu thế tăng cường vai trò giám sát của
người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích
cực, các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn công
nghệ số được các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị triệt để
lợi dụng, thực hiện tinh vi và xảo quyệt, nguy hiểm hơn.
Tình hình mới đan xen giữa thời cơ và nguy cơ đòi hỏi phải có nhận thức
mới có tính biện chứng, sâu sắc và khách quan. Nhận thức mới sẽ đưa đến những
nhiệm vụ mới, lý luận mới, phương pháp đầy sức sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG nhằm tận dụng, khai thác những yếu tố thuận lợi và hạn chế những khó khăn,
thách thức. Các thế lực thù
địch, cơ quan tình báo nước ngoài đã triệt để lợi dụng bối cảnh tình hình và chính
sách mở cửa,
hội nhập
sâu rộng của Việt Nam để
tiến hành các hoạt động xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia của
ta.
Trong xu thế hội nhập, Việt Nam tham gia ngày
càng sâu trong các kênh
hợp tác song phương và
đa phương trên nhiều lĩnh vực, làm nảy sinh nhu cầu của các thế lực thù địch, cơ quan tình báo nước ngoài thu thập thông tin tình báo nhằm phục vụ thực hiện ý đồ chính trị với nước ta. Đồng
thời cũng
tạo ra môi trường mới,
trong đó đối tác, đối tượng đan xen; đối phương có nhiều điều kiện lợi dụng vỏ bọc
“đối tác” để tiến hành các
hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước. Điển hình như thông qua các hình thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế
- thương mại, sử dụng các tổ chức bình phong để hoạt động tình báo; thông qua
các hình thức hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, nghiên cứu khoa học... để lôi
kéo, tác động, hướng lái hoặc thu thập thông tin bí mật.
Bên cạnh đó, việc tăng cường hội nhập quốc
tế còn kéo theo số lượng, quy mô các cơ quan, tổ chức và người nước ngoài nhập
cảnh vào Việt Nam, người Việt Nam ra nước ngoài tăng nhanh. Điều này cũng tạo ra điều kiện
hết sức thuận lợi cho cơ
quan tình báo nước ngoài trong việc đưa nhân viên
tình báo, mạng lưới cơ sở,
trang thiết bị kỹ thuật xâm nhập vào nội địa ta; cũng như có cơ sở xã hội, nguồn tuyển lựa cơ
sở phong phú, rộng rãi trong số người Việt Nam đã và đang ra nước ngoài công tác,
học tập, lao động...
Đổi
mới hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tình hình trên
cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan
điểm sai trái thù địch trong thời đại công nghệ số hiện nay là rất khó khăn,
phức tạp. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới” được hình thành trên cơ sở tổng kết thực tiễn gần 30 năm
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam. Nghị quyết số 35-NQ/TW nêu rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ
Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Ðảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn
Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong
đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên
của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể
chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ,
đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Đẩy
mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch, phản động và cơ hội chính trị là một trong những nội dung trong 12
định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta xác định trong
Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống
các luận điệu sai trái, xuyên tạc không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ uy tín, hình
ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Những âm mưu thủ đoạn đó
thường được nhận diện như sau:
Thứ nhất, âm mưu, thủ đoạn hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của
Internet và các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch đã đưa ra những thông
tin xấu, độc nhằm kích thích sự nghi ngờ, phủ định sạch trơn những giá trị của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với những luận điệu xuyên tạc như:
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã lạc hậu, lỗi thời không còn
phù hợp với thời đại hiện nay nữa và một đảng lấy tư tưởng, lý luận đã “lạc
hậu, lỗi thời” thì không thể có cơ sở để lãnh đạo đất nước phát triển khi thực
tế khách quan đã thay đổi
Các tin, bài viết chủ yếu tác động vào mặt tâm lý,
kích động những nhóm đối tượng thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ để
tạo sức mạnh chống phá. Chúng còn tập trung móc nối, lôi kéo mọi giai tầng xã
hội, nhất là số thanh niên, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu “tự chuyển hóa” và
gần đây chúng có xu hướng móc nối vào số đối tượng có tiền án, nghiện hút,
giang hồ mạng... để truyền bá "lối sống phương
Tây", công kích, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Thứ
hai, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ định các quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Với mục đích nhằm hạ thấp uy tín, kích động, làm
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực: từ con đường đi lên
XHCN, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
hay các chính sách đối ngoại, an ninh quốc phòng… đều bị chúng âm mưu xuyên
tạc, bóp méo.
Những luận điệu ngày càng tinh vi như: nền kinh tế
thị trường là đi theo chủ nghĩa tư bản, định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ ngăn cản
thị trường và xâm phạm tới các quy luật của thị trường làm cho nền kinh tế
không thể phát triển hay chúng cho rằng quân đội và công an chỉ làm nhiệm vụ
bảo vệ đất nước và an ninh, trật tự xã hội, không nên bị chi phối bởi chính
trị, vì vậy cần phải “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang" hay liên tục
đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội xhủ nghĩa Việt Nam. Thực chất,
mục đích cuối cùng của chúng là phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt
của Đảng, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân
dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó làm cho nhân dân mất niềm tin
vào Đảng và nhà nước, cuối cùng là tiến tới lật đổ chế độ ở nước ta.
Thứ ba, âm mưu, thủ đoạn phủ định giá trị lịch sử của dân tộc
và những thành quả cách mạng, Với âm mưu này, chúng thường tập trung lấy một số
thực tế lịch sử của một số nước khác áp đặt vào điều kiện lịch sử cụ thể của
Việt Nam, chúng cho rằng một số nước vẫn giành được độc lập, chủ quyền và phát
triển mà không cần đến chiến tranh và lên án các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là
nội chiến, là làm cho người Việt Nam đánh người Việt Nam, đánh đồng những chiến
sỹ cách mạng hy sinh vì chính nghĩa với những kẻ làm tay sai, bán nước. Xuyên
tạc quan điểm hòa hợp dân tộc của Đảng ta.
Trong thời kỳ đổi mới, không ít thông tin phủ nhận
thành quả công cuộc đổi mới, chỉ nhìn vào những hạn chế mà không thấy những giá
trị, những thành quả mà Đảng và nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong
hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Mặt khác, chúng lấy những thành công
của một số nước để so sánh, chê bai, phủ nhận thành quả, phê phán những hạn
chế, yếu kém của Việt Nam mà không đề cập những khó khăn của đất nước để cùng
nhau nỗ lực và xây dựng. Để thực hiện âm mưu đó, các tổ chức phản động... tiếp
tục tìm chọn, móc nối, lôi kéo công dân tham gia các tổ chức phản động và thực
hiện các hoạt động chống phá ở trong và ngoài nước.
Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa