Đại hội XIII của Đảng: Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức
sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định
pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các
nguồn lực của tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu
tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng,
Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng làm tốt
công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng,
Nhà nước về công tác tôn giáo. Tăng cường công tác vận động quần chúng,
vận động chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, thu hút động viên đông đảo
quần chúng có đạo vào các đoàn thể; thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân,
tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội,
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện tốt cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”; thực hiện có
hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác bồi dưỡng, phát triển đảng
viên, đoàn viên, hội viên là người có đạo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã mở rộng chủ thể thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo cho “mọi người”, điều mà trước đây chỉ là “công dân”, có nghĩa là những
người bị bắt tạm giữ, tạm giam, người đang bị phạt tù, cơ sở giáo dục bắt buộc,...
đều có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tôn giáo, đồng thời, Luật tín
ngưỡng, tôn giáo cũng bảo đảm cho những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam có nhu cầu được sinh hoạt và hoạt động tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng quy định hạn chế can
thiệp hành chính nhà nước vào công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo. Chuyển đổi
cơ chế quản lý từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn. Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời thực hiện phân cấp thẩm quyền quản
lý ở Trung ương và địa phương về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng
chuyên môn hóa, phù hợp với tính chất, mức độ, chức năng, nhiệm vụ của các chủ
thể quản lý và thống nhất với các quy định của pháp luật. Cần thực hiện tốt một
số biện pháp sau:
Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn
giáo của đảng, Nhà
- Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội.
-Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước,
thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, các
tôn giáo.
- Chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các
dân tộc, tôn giáo.
- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những người có
uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phong trào chống sự lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng
- Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm
mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng.
Việc chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” cần có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóa