Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: ĐIỆN BIÊN PHỦ-STALINGRAD VERSION VIỆT NAM CỦA LÍNH SS!

     Tuy số lính tham chiến viễn chinh tại Điện Biên chỉ chiếm 5% trong tổng số quân đồn trú tại Đông Dương. Song trong đó có tám tiểu đoàn tinh nhuệ nhất, xương sống của đạo quân chủ lực Pháp. Điều an ủi mỏng manh cho nước Pháp là họ không phải là kẻ chiến bại cô đơn. Đằng sau sắc phục lính lê dương Đức là những binh sĩ SS, tinh hoa của những đạo quân Đức.

Lính SS vốn nổi tiếng thiện chiến. Các sư đoàn SS đáng sợ, bị nguyền rủa và căm ghét nhất trong Thế Chiến II. Đơn vị Schutzstaffel gọi tắt là SS, gọi theo tiếng Đức là "Đội Cận vệ" được thành lập ngay từ tháng 4/1925, rất lâu trước khi Hitler lên cầm quyền. SS vốn được coi là "thành phần trung thành cốt cán" của Đảng Quốc xã, được coi là sự hợp nhất của các Hiệp sĩ Teuton, các tu sĩ Dòng tên và Samurai Nhật Bản.

Các cơ quan an ninh chính trị, tình báo, cảnh sát bảo an, cảnh sát trật tự, các trại tập trung đều nằm trong SS. Với mệnh lệnh ban trực tiếp từ Adolf Hitler, thống chế Heinrich Himmler đảm nhận chức vụ Reichsfuhrer tháng 1/1929 và biến lực lượng SS tiền thân bảo vệ các lãnh tụ của Đảng thành những sư đoàn chiến đấu Waffen-SS. Tòa án Nuremberg xét xử tội ác chiến tranh1945, đặt sắc lính SS ra ngoài ứng xử thông thường với hải, lục, không quân Đức vì sự cuồng tín và tôi ác chống nhân loại của các binh đoàn vũ trang Waffen-SS.

Eckard Michels trong công trình nghiên cứu "Deutsche in der Fremdenlegion 1870 bis1965" (Người Đức trong đạo quân lê dương từ 1870 đến 1965) có viết:

"Lính lê dương bị kiểm tra xem có vết xăm hay không trên khủy tai trái nhằm hạn chế việc đăng nhập của những cựu binh sĩ Waffen-SS, song việc này không được nói ra công khai."

Tuy nhiên con số 45% binh sĩ là người Đức trong những năm 1950 nói ra một sự thật khác. Hai phần ba trong đội quân viễn chinh Pháp đánh nhau tại Điện Biên Phủ là binh sĩ của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Đức Quốc xã.

Sau khi nước Đức đầu hàng, sĩ quan tuyển mộ Pháp đã đến các trại tù binh trên đất Đức để lôi kéo một số lượng lớn binh sĩ của binh chủng thiện chiến áo đen, mang huy hiệu đầu lâu với hai gióng xương chéo. Họ được hứa hẹn sẽ có lý lịch trong sạch sau khi tại ngũ dưới lá cờ Pháp, tránh sự trừng phạt vì quá khứ đẫm máu.”

Erich von dem Bach-Zelewski, kẻ có tên trong danh sách tội phạm chiến tranh khẳng định rằng, đồng sự Oskar Dirlewanger, trước đó từng phục vụ trong đơn vị đặc nhiệm SS đã gây nhiều tội ác, thảm sát tại mặt trận phía Đông, đã chiến đấu tại Điện Biên. Không kiếm chứng được về Oskar Dirlewanger. Cũng như phần lớn binh sĩ Đức phục vụ trong mầu áo lính lê dương Pháp đều lẩn tránh nói đến vấn đề nhạy cảm này.

Tờ "Le Monde" cho con số chi tiết, 3500 lính dù nhảy xuống Điện Biên Phủ có 1600 lính gốc Đức. Lính dù thuộc biên chế các đơn vị phản ứng nhanh là lực lượng tinh nhuệ nhất của Pháp. Vậy có thể bỏ qua những chiến binh SS vốn cũng là từ các đơn vị thiện chiến dù, các tiểu đoàn sơn cước khét tiếng của nước Đức phát xít?

Tiểu đoàn 3 nhảy dù lê dương tiếp cứu cho Điện Biên với biên chế 390 lính, sĩ quan, hạ sĩ quan chiếm 55% là lính Đức, 10% lính Italy, 7% lính Thụy Sĩ và Bỉ, ngoài ra còn có lính người Áo, Ba Lan, Tây Ban Nha... Cựu lính lê dương người Anh Colin John, sau 5 năm tại ngũ trong binh chủng Lê Dương trở về năm 1954 cũng đề cập đến sắc lính này vốn là nơi quần tụ của các cựu quân nhân SS. Thời điểm đó ít ai lưu ý đến hồi ức của Colin.

Không phải chỉ có người Đức mới là lính SS. Rất nhiều binh lính Pháp tình nguyện trong sư đoàn SS Charlemagne còn bám trụ điên cuồng đến ngày cuối cùng của Đế chế phát xít phòng thủ Berlin.

Sử gia Michels cũng viết, ngay trong tháng 8/1944, 650 lính gốc Ukraine thuộc sư đoàn 30 Waffen-SS đào ngũ, đã được chuyển giao cho tiểu đoàn 13 lê dương. Bài hát truyền thống của tiểu đoàn "Dưới ánh mặt trời nóng bỏng Châu Phi", nhắc về chiến công Bir Hakem đã được cử hành ở Việt Nam từ năm 1946 đến ngày cuối cùng của chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất năm 1954.

Vậy bộ đội Việt Nam đã tặng cho binh chủng tinh nhuệ Waffen-SS một Stalingrad, mà quân sử của sắc lính thiện chiến này không muốn nhắc tới./.
Ảnh: Lính Lê dương Đức tại Điện Biên Phủ.
Yêu nước ST.

1 nhận xét: