Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

 Nghị quyết 35 ngày 22/10/2018 của Bộ chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới khẳng định: bảo vệ vững chắc nền tảng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội và niềm tin của nhân dân với Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động không thay đổi; trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thời gian vừa qua, trong nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thậm chí tinh vi, nguy hiểm hơn. Hiện nay, phát hiện các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối trong nước ráo riết triển khai hàng chục “kế hoạch”, “chiến lược”, “kịch bản” với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, nguy hiểm chống phá Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội động nhân dân các cấp. Các đối tượng triệt để sử dụng mạng Internet, soạn thảo tán phát tài liệu, phát động tuyên truyền, xuyên tạc phá hoại tư tưởng nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, kích động tư tưởng bất mãn, phản kháng chính quyền.

Đáng chú ý, âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động nhằm thành lập “công đoàn độc lập”, “nghiệp đoàn độc lập”, ý đồ tập hợp lực lượng phá rối an ninh, bạo loạn, mục tiêu cao nhất là lật đổ chính quyền thông qua cam kết cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương rất đáng lo ngại. Đây sẽ là vấn đề an ninh tiềm tàng trong thời gian tới, nếu không chủ động các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác  - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin, kêu gọi dùng “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ nghĩa Mác  - Lê-nin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng - sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của C.  Mác, Ph.  Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoanchủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai,... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an. Đặc biệt, trong thời gian qua, các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân dân sự” trong xã hội.

 

 

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng; vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt xấu xa của chúng.

    Trả lờiXóa