Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

 Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; trực tiếp góp phần củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng mới, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này càng trở nên cấp thiết. Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững.

Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội và của nhân dân đối với xây dựng quân đội. Mặt khác, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của cơ quan chính trị các cấp trong quân đội, nhất là cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng và lối sống trong sáng, có kiến thức, năng lực tư duy và khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn; xây dựng cơ quan chính trị các cấp vững mạnh. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu phát triển lý luận gắn với tổng kết thực tiễn và làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước để có đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo trong xây dựng quân đội và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chính như sau:

Một làtăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Theo đó, tiếp tục quán triệt, cập nhật, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh; trọng tâm là Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X); Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Quy định số 07-QĐ/BTCTW, ngày 16/4/2008 của Ban Tổ chức Trung ương về tiêu chuẩn kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, đảng viên, v.v. Trên cơ sở đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ chủ trì các cấp. Các bộ, ngành Trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tích cực đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hiệu quả phối hợp trong thực hiện công tác này. Thường xuyên rà soát, bổ sung, đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động, đề án về giáo dục quốc phòng và an ninh, phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Hai làthường xuyên củng cố, kiện toàn, bổ sung quy chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng và cơ quan thường trực hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp. Cơ quan thường trực hội đồng các cấp thường xuyên rà soát, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp bổ sung, kiện toàn hội đồng bảo đảm số lượng, cơ cấu, thành phần hợp lý; xây dựng, hoàn thiện quy chế hoạt động, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện; chất lượng tham mưu, dự báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng; giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên; tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc quyền, kịp thời nhân rộng những điển hình tiên tiến, kinh nghiệm, cách làm hay, khắc phục, chấn chỉnh yếu kém trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác này.

Thứ nhất, chủ động, tích cực tham mưu có hiệu quả công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức. Nâng cao chất lượng tham mưu các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đứcChú trọng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, trong đó có nghiên cứu lý luận về quốc phòng, an ninh. 

Thứ hai, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng tư tưởng chính trị về phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề xã hội. Tiếp tục chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, nhất là trên các lĩnh vực: bảo vệ kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách hành chính; kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở các cấp, các ngành;…

Thứ ba, tăng cường các hoạt động phối hợp, góp phần xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đẩy mạnh tuyên truyền, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; đồng thời, phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dânkiểm soát chặt chẽ an ninh mạng, an toàn thông tin; ngăn chặn mọi hoạt động của các hội, nhóm bất hợp pháp liên kết, tập hợp lực lượng, công khai tổ chức hoạt động chính trị đối lập chống phá Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

                                                                                                          N.T.T

1 nhận xét: