Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI QUỐC PHÒNG - AN NINH

 

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta. Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Giữ vững và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế đất nước, đồng thời tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đất nước, tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường phải kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Theo đó, phải tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm tạo động lực cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ cho các vùng còn nhiều khó khăn; khuyến khích làm giầu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển, tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho những người và gia đình có công với cách mạng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nâng cao chất lượng chăm sóc súc khỏe nhân dân, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ; tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.

Sự phát triển KTTT cũng có những tác động tiêu cực đến tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước, cụ thể:

Một là, phát triển KTTT dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội. Đây là một tất yếu do có sự hoạt động và phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế khách quan. Sự phân hóa giàu nghèo làm phát sinh những biểu hiện tiêu cực, bất mãn - cơ hội, điều kiện để các thế lực thù địch, tội phạm có thể lợi dụng để dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động người dân gây tình huống phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Hai là, phát triển KTTT tác động đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi cá nhân trong xã hội làm giàu hợp pháp và đang có nhiều người, bằng tài năng, sức lực và nguồn lực của mình trở nên giàu có. Nhưng cũng có không ít cá nhân làm giàu bất chính và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, có nhiều tài sản bất hợp pháp. Điều này tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, đạo đức của mỗi con người trong đó có cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ba là, đầu tư và thương mại quốc tế bên cạnh những kết quả tích cực mang lại cho nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thông qua con đường hợp tác đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng để thâm nhập vào trong nước, móc nối với các nhân vật bất mãn, phản động, tổ chức các hoạt động chống phá. Cũng thông qua hoạt động đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch tìm cách mua chuộc, khống chế cán bộ, công chức trong các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước để cung cấp cho chúng các thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh, phục vụ âm mưu phá hoại, lật đổ. Thông qua đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật... để truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình.                                                                                                         N.T.T

 

1 nhận xét: