Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc đồng thời cũng là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường của thế hệ đi trước. Những người đã đứng lên chiến đấu, giành chính quyền về tay nhân dân, thống nhất đất nước.
Là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc nên việc treo cờ vào các dịp lễ, tết không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa, lòng yêu nước và tự hào dân tộc mà còn là sự tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Việc treo cờ Tổ quốc được thực hiện một cách trang trọng không chỉ tạo nên nét đẹp văn hóa của người Việt mà còn tạo cảnh quan khu dân cư khang trang, đẹp đẽ. Qua đó, góp phần giáo dục mỗi người thêm tin yêu, thêm gắn bó với quê hương, đất nước và tự hào dân tộc.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn gia đình không treo cờ Tổ quốc vào dịp lễ, tết mặc dù đã được phổ biến, tuyên truyền hay đại diện ban điều hành các khu dân cư trực tiếp đến từng nhà nhắc nhở. Hoặc có người chưa nhận thức đúng mức ý nghĩa và nắm rõ các quy định nên việc treo cờ Tổ quốc còn thiếu trang nghiêm, chưa đồng bộ, gây phản cảm và ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Thậm chí, ở một số khu dân cư vẫn còn tình trạng treo cờ Tổ quốc cũ, bạc màu, rách nát không được thay thế kịp thời, gây phản cảm và thiếu nghiêm túc... có nhiều gia đình treo cờ hết ngày này qua tháng khác, nhưng lá cờ đã quá bạc màu. Thậm chí có không ít gia đình cờ bị cũ không còn nhận ra màu của nền đỏ, sao vàng và có gia đình cờ bị rách nát chỉ còn lại một phần trên cột.
Theo quy định tại Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ, người có hành vi treo cờ Tổ quốc không trang trọng có thể bị xử phạt đến 5 triệu đồng. Hy vọng sẽ không có ai bị phạt và luôn mong, mỗi công dân, gia đình người Việt Nam hãy thể hiện tình yêu, sự trân trọng lá cờ Tổ quốc như tình yêu của bản thân với chính trái tim mình./.
Môi trường ST.
bài rất ý nghiã
Trả lờiXóa