Ý nghĩa ngày 20/11 thể hiện
rõ truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta nhằm mục đích tri
ân những người trong lĩnh vực giáo dục. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, những người đã có công dạy dỗ, uốn nắn, chắp
cánh cho chúng ta trên con đường học vấn.
Vậy nhưng, với đám kền kền
"việt tân", chúng lại duy danh những kẻ chống phá Nhà nước dưới vỏ
bọc "người Thầy" cao quý, bao gồm: Nguyễn Nănh Tĩnh, Đặng Phước, Đinh
Đặng Định và thật tình cờ và bất ngờ khi tên tuổi của Lưu Bình Nhưỡng cũng có
tên trên "bảng vàng" danh sách của "việt tân".
Với đám kền kền "bán
trời không văn tự" như "việt tân" không điều gì là chúng không
thổi phồng, bóp méo. Nhưng tôn vinh những đối tượng nêu trên là "Người
thầy vĩ đại" thì "việt tân" đúng là "hít cần quá đà".
Trong bất kỳ nền giáo dục
nào, người Thầy luôn được coi trọng và Người Thầy vĩ đại phải là người dày công
trong đào tạo nhiều thế hệ học trò, luôn truyền cảm hứng học tập, nghiên cứu
cho học trò, họ có bề dày thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đó
phải là Người Thầy có NHÂN CÁCH lớn.
Đặt hệ quy chiếu đó vào 4
trường hợp được "việt tân" duy danh, dư luận chỉ thấy bóng dáng của
những kẻ chống phá, đội lốt nhà giáo, lợi dụng giảng đường tuyên truyền thông
tin xấu, đầu độc tư tưởng người học và đặc biệt, một kẻ thông đồng với xã hội
đen như Lưu Bình Nhưỡng cũng được đám kền kền phù phép, tung hô trở thành
"người thầy vĩ đại".
Có thể khẳng định, mọi thứ qua cách mô phỏng của "việt tân" đều trở nên đảo ngược và việc chúng cổ xúy cho các thành phần chống phá, duy danh, tôn vinh những kẻ lưu manh là người Thầy lớn, chẳng khác nào vấy mực vào một nghề được coi là CAO QUÝ trong xã hội.
Các chiêu trò của Việt Tân đều vô tác dụng; vì không qua mắt được những người yêu nước chân chính
Trả lờiXóa