Mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là không thay đổi. Nhằm tạo sự chuyển hóa từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước ta, chúng tập trung chống phá cả về lý luận, quan điểm, đường lối, xóa bỏ nền tảng tư tưởng và đòi tước bỏ cơ sở pháp lý đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khuyến khích những quan điểm lệch lạc và những khuynh hướng xã hội “dân chủ”. Thực hiện ý đồ trên, chúng dùng các thủ đoạn, như: móc nối kích động để nhiều người, nhiều đối tượng cùng tham gia viết bài, tuyên truyền đi trái với đường lối, quan điểm của Đảng theo phương châm “mỗi người chỉ là một giọt nước” nhưng nhiều giọt nước sẽ ngấm dần, nhằm phân hóa nội bộ, chuyển hóa dần từ trong Đảng ra ngoài xã hội. Đồng thời, chúng đẩy mạnh tuyên truyền gieo rắc chủ nghĩa thực dụng, văn hóa phương Tây, tạo tâm lý hưởng thụ, lối sống tư sản,… qua đó từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Cùng với các thủ đoạn trên, các thế
lực thù địch còn lợi dụng lòng yêu nước cực đoan, hay một số sơ hở, hạn chế của
chính quyền cơ sở để tạo “sự kiện”, kích động những người nhẹ dạ, cả tin tuần
hành, biểu tình trái luật tạo “điểm nóng” để kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài.
Nhìn lại các cuộc biểu tình, đập phá, phá hoại có biểu hiện bạo loạn gần đây
như ở tỉnh Bình Dương năm 2014, tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 và ở tỉnh Bình Thuận
tháng 6-2018, có thể thấy rất rõ các thế lực thù địch đã và đang âm mưu áp dụng
những phương thức “bạo loạn chính trị” tại Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Chủ tịch
nước ký Lệnh công bố ban hành Luật An ninh mạng, chúng tiếp tục thổi phồng đạo
luật này nhằm “lừa bịp nhân dân”, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống người dân và vi
phạm chính bản Hiến pháp 2013. Từ đó, chúng kêu gọi người dân không chỉ dùng
Facebook mà chuyển sang dùng nhiều mạng xã hội khác để “đấu tranh”. Chúng phát
động cái gọi là phong trào “bất tuân dân sự” đối với Luật An ninh mạng và sự
quản lý của Nhà nước, v.v. Những sự việc đó nếu không được kiểm soát và ngăn
chặn thì các đợt biểu tình, gây rối này sẽ tiếp tục tái phát, thậm chí lây lan,
tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô trong xã hội. Động cơ, mục đích của các đối tượng gây
ra các vụ việc trên là nhằm rối loạn an ninh chính trị để tiến tới lật đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Từ những vụ việc trên cho thấy rõ bản
chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, bạo loạn chính trị của các thế lực thù địch; bộc lộ rõ lực lượng,
phương tiện, phương thức, âm mưu thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm; có lúc công khai,
trực diện, có sự hỗ trợ, tham gia của các đối tượng từ nước ngoài, v.v. Từ kích
động tuần hành, biểu tình, tạo cớ đẩy lên thành bạo loạn; từ thăm dò phản ứng,
hiệu quả ứng phó của cơ quan chức năng, chúng có thể tập dượt để đi tới tổng
biểu tình đi kèm bạo loạn lật đổ chính quyền, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa”
Quân đội, chúng rêu rao: quân đội nên “trung lập hóa về chính trị”, “quân đội
đứng ngoài chính trị”, quân đội phi giai cấp, do đó quân đội chỉ phục tùng Nhà
nước chứ không chịu phục tùng bất cứ chính đảng nào. Thực chất chính là làm cho
Quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu; mưu
đồ xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Thủ đoạn của chúng là lợi dụng
tình hình chính trị, quân sự phức tạp trên thế giới và khu vực; những tiêu cực
từ mặt trái của kinh tế thị trường, vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền,… để
tác động vào nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ. Chúng
lợi dụng triệt để mặt trái của công nghệ truyền thông và mạng xã hội để viết
bài, thông tin tiêu cực, tán phát tài liệu sai trái về Quân đội, từ đó tác
động, thẩm thấu vào nhận thức, tình cảm, niềm tin của cán bộ, chiến sĩ, gây
hoài nghi về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành
của Nhà nước, làm cho bộ đội dao động tư tưởng, giảm sút ý chí, trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, chúng ra sức tìm mọi cách
bôi nhọ, làm xấu hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân, chia rẽ mối quan
hệ quân - dân, kêu gọi thanh niên không nên nhập ngũ. Thủ đoạn của chúng là
thường trá hình, mặc quân phục giả danh bộ đội để làm việc xấu; lợi dụng các
cuộc tuần hành, biểu tình gây rối, đánh nhân dân để chụp ảnh, ghi hình tung lên
mạng xã hội. Gần đây, lợi dụng sự bất cập trong quản lý đất quốc phòng ở một số
đơn vị, chúng thổi phồng sự việc và quy chụp rằng: nguyên nhân sâu xa của vấn
đề này là “do một đảng toàn trị, độc tài lãnh đạo quân đội nên quân đội được
đặc quyền, đặc lợi mà không ai kiểm soát” (!). Việc làm của chúng không chỉ
nhằm bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, mà còn làm cho người dân có cái nhìn
thiếu thiện cảm về bộ đội, làm suy giảm uy tín, hình ảnh của Quân đội ta, từ đó
tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với Quân đội.
Nhận diện những chiêu trò mới về phương thức,
thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nói chung, “phi chính trị hóa”
Quân đội nói riêng, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng của các thế lực
thù địch là một nhiệm vụ hết sức quan trọng; từ đó, kịp thời có biện pháp đấu
tranh phòng, chống hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ, nội
dung trọng tâm, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hiện nay
Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” cần có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóa