Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, củng
cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa,
thiết thực xây dựng “thế trận lòng dân”
làm nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên
quyết, kiên trì phòng, chống tham ô, tham nhũng theo hướng tích cực phòng ngừa
là chủ yếu, kết hợp với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cũng như các biểu hiện
dung túng, bao che hoặc ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí dưới mọi hình
thức. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với tự tu dưỡng, rèn
luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên; với coi trọng công tác quản lý, giám sát
cán bộ, đảng viên theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh đấu
tranh tự phê bình và phê bình thực chất kết hợp với mở rộng dân chủ, giữ vững
kỷ cương, công khai minh bạch mọi vấn đề đối với từng cá nhân, tổ chức, để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trong các
lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như quản lý và sử dụng đất đai, khai thác
tài nguyên, ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, mua sắm công,… đảm bảo đủ
sức phòng ngừa, răn đe, trừng trị để các đối tượng không thể và không dám tham
nhũng.
Đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương và
phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân
dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí. Trong quá trình thực hiện, cần kiên quyết xử lý, thay thế
những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng; đồng
thời, có chính sách khuyến khích, bảo vệ các tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo
tham nhũng, lãng phí. Chủ động và tích cực đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ
lợi dụng vấn nạn tham nhũng để kích động, xúi giục, chia rẽ đoàn kết nội bộ,
làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chống tham nhũng càng tốt thì đất nước càng phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa