Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt
Nam đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đa phương hóa,
đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên
cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật
pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 187/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác
chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Đảng Cộng sản
Việt Nam thiết lập quan hệ đối ngoại Đảng với 254 chính đảng ở 114 quốc gia.
Nước ta tham gia có hiệu quả vào các định chế khu vực và toàn cầu, nhất là các
hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ
chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách, ghi
đậm dấu ấn về sự chủ động, tích cực trong vai trò Chủ tịch luân phiên lần thứ
hai của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Việt Nam đã trở
thành tâm điểm chú ý của toàn cầu với vị trí, uy tín cao trong năm 2020. Việt
Nam được thế giới đánh giá là “ngôi sao sáng của châu Á”, được xếp vào tốp 16
nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.
Ngoại giao của Việt Nam rất mềm dẻo, nên vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên rất cao.
Trả lờiXóa