Ngày 6-12 hằng năm được
lấy làm Ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Vậy, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam được ra đời như thế nào?
Ngày 06/12/1989 Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định thành lập Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, từ đó ngày 6/12 hằng năm là ngày kỉ niệm của hội. Hội
này xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng
nguyện vọng đông đảo Cựu chiến binh Việt Nam.
Sau hơn nửa thế kỷ đấu
tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có hơn 4 triệu cựu
chiến binh, là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc.
Có những đồng chí từng
tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930 - 1931,
tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những
ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
làm nhiệm vụ quốc tế…
Xuất phát từ tình
hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha,
chính đáng của đông đảo cựu chiến binh Việt Nam, ngày 6-12-1989, Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến
binh Việt Nam. Từ đó, ngày 6-12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội.
Sự ra đời của Hội Cựu
chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh
thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng cựu chiến binh để tiếp tục
cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ phục
vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc
sống, gắn bó tình bạn chiến đấu…
Từ lúc Hội Cựu chiến
binh Việt Nam ra đời, đã thu hút nhiều thế hệ cựu chiến binh tham gia, tổ chức
Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển khắp cả nước.
Sự ra đời của Hội Cựu
chiến binh Việt Nam là một trong những dấu mốc lịch sử quan trọng, là động lực
để họ tiếp tục cống hiến xây dựng, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
Tất cả mọi người
trong Hội cùng nhau đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi thử thách, khó khăn để hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ, tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội.
Hội Cựu chiến binh Việt
Nam cũng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Đồng thời khẳng định
vị thế của một tổ chức chính trị – xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng,
Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân; xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Hội:
Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới./.
cần quan tâm đến các cựu chiến binh
Trả lờiXóa