HRF LẠI DIỄN TRÒ
“BÁO CÁO VỀ TỰ DO BÁO CHÍ”!
Ngày
31/7/2023, một tổ chức phi lợi nhuận với tên gọi Quỹ Nhân quyền (Human Rights
Foundation - HRF) có trụ sở tại New York, Mỹ đã công bố báo cáo cho rằng Việt
Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở châu Á. Những cáo buộc trên nhằm
mục đích tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”
vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền.
Tổ chức HRF
là gì?
Tổ chức Quỹ
Nhân quyền (tiếng Anh: Human Rights Foundation - HRF) là một tổ chức phi chính
phủ chuyên hoạt động về nhân quyền, có trụ sở tại Hoa Kỳ và văn phòng đại diện ở
một số quốc gia. Theo thông tin trên mạng Internet thì tổ chức này được thành lập
vào năm 2005 bởi người có tên là Thor Halvorssen, một nhà sản xuất phim và nhà
hoạt động nhân quyền người Venezuela hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.
Nếu lúc đầu đọc
qua tên của HRF, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là Tổ chức theo dõi nhân quyền
(HRW). Tuy nhiên, do mới được thành lập nên so với các tổ chức trước đó như Tổ
chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Ngôi nhà tự
do (Freedom House)... thì đây là một tổ chức ít được biết đến. Nếu căn cứ vào
hoạt động của HRF nêu ra ban đầu sẽ khiến mọi người lầm tưởng đây là tổ chức được
thành lập với mục đích lên án các hoạt động đàn áp, vi phạm nhân quyền và bảo vệ
nhân quyền của người dân trên toàn thế giới. HRF luôn tự khẳng định là tổ chức
phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo
nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị.
Tuy nhiên,
cách đưa tin của HRF thiên lệch, sai trái, có dụng ý nhằm vào chỉ trích, phê
phán các nước đang hướng theo các giá trị khác với ý thức hệ tư bản và các nước
theo đạo Hồi; đồng thời tâng bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ. Do đó, kể
từ khi thành lập đến nay, tổ chức này lặp lại điệp khúc “chọc gậy bánh xe” như
một số tổ chức cùng tên gọi “hoạt động nhân quyền” đã khiến tính công tâm, độc
lập như tiêu chí của HRF đưa ra chỉ là sự xảo trá, trở thành con rối đội lốt
nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.
Những năm qua,
trong các nước mà HRF quan tâm về tự do dân chủ, nhân quyền thì Việt Nam luôn
được “quan tâm” một cách đặc biệt. Một trong những thủ đoạn HRF thường triển
khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo gọi
là “báo cáo nhân quyền” phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia,
trong đó có Việt Nam.
Trong báo cáo
về tự do báo chí ở châu Á mới đây, HRF đã tiếp tục vu cáo Việt Nam đàn áp các
“nhà báo”. Đồng thời tổ chức này cũng liệt kê trong nhiều năm gần đây, nhiều
nhà hoạt động và nhà báo tự do đã bị Việt Nam bỏ tù theo tội danh “Làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước” theo
Điều 117 hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự…
HRF đưa ra thống
kê nói rằng, hiện có hàng chục người đang bị giam cầm theo hai tội danh trên. Từ
đầu năm 2023 đến nay, có ít nhất 9 người bị bắt theo Điều 331 và ba người bị bắt
theo Điều 117. Đi liền với hoạt động xuyên tạc, vu cáo và chỉ trích, HRF còn thực
hiện các hoạt động gây sức ép đòi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do đối với
các “nhà báo” nói trên.
Cần khẳng định
ngay rằng, những thông tin mà báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia
đàn áp báo chí nhất ở châu Á trong những ngày qua của HRF đưa ra là sai trái,
không đúng thực tế với tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những
dẫn chứng mà HRF đưa ra rồi coi đó là “bắt nhà báo” thì thực tế, những người
này khi thực hiện hành vi không phải là nhà báo, không có thẻ nhà báo, không hoạt
động tại một cơ quan báo chí nào được Nhà nước công nhận.
Số này là những
phần tử chống đối, thường xuyên viết bài trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn
báo chí nước ngoài rồi tự coi mình là “nhà báo”! Phải chăng, bất kể facebooker
hay blogger nào đó vi phạm pháp luật Việt Nam, gây nguy hại cho an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội cũng được HRF coi là “nhà báo”? Điều đó cho thấy
HRF đang thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của chính họ đặt ra là “bảo vệ
tự do dân chủ, nhân quyền”.
Sự thực
khách quan
Cũng như mọi
quốc gia trên thế giới, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là quyền
tự do có giới hạn. Việc giới hạn quyền tự do đó được quy định theo “nguyên tắc
gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm”, hoặc xung đột với các quyền khác. Những quy định
hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một
số trường hợp là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam đã cam kết.
Quan điểm
xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) ghi
rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
của công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên
nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Tại Chương II, Luật Báo chí (năm 2016) cũng quy
định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Trong đó, Điều
13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình”; “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân”.
Điều 14, Luật
Báo chí đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: cơ sở
giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu
khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới
hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh
viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên. Quy
định này cũng cho phép các cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc
loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học. Với
những quy định này, mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động báo chí, tự do
tìm kiếm, phát hiện đề tài và đưa ra sản phẩm báo chí, đảm bảo quyền tự do hoạt
động theo quy định của Luật Báo chí và các luật liên quan.
Theo số liệu
chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2022, nước ta có
869 cơ quan báo chí được cấp phép. Tất cả đều thuộc các tổ chức của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội
nghề nghiệp… với khoảng 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó
có 19.356 trường hợp được cấp thẻ nhà báo. Đây chính là “binh chủng” truyền thông
đa phương tiện, tạo ra sức mạnh truyền thông cộng hưởng, giữ vai trò định hướng,
chi phối thông tin, với vị thế là nguồn thông tin chính thống. Cùng với các cơ
quan báo chí, mạng xã hội tại Việt Nam cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Theo Báo cáo
Digital tại Việt Nam 2023 được We are social đưa ra, tính đến đầu năm 2023, nước
ta có 77,93 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 79,1% tổng dân số, tăng
thêm 5,3 triệu người so với năm 2022. Số lượng người đang dùng mạng xã hội là
khoảng 70 triệu người. Trong đó, 5 ứng dụng mạng xã hội phổ biến là Facebook
(91,6%), Zalo (90,1%), TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram
(55,4%). Thông qua mạng xã hội, mỗi người dùng đều dễ dàng đăng tải, chia sẻ,
bình luận thông tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong thời
gian qua, báo chí đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
vừa góp phần phát hiện các vụ việc vi phạm, vừa đóng góp những ý kiến, giải
pháp để hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng. Cùng các cơ quan báo chí
trong nước, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều cơ quan
báo chí nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú tại
Việt Nam. Ngoài ra, hiện có khoảng 57 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp
trên dịch vụ truyền hình của Việt Nam. Rõ ràng, đời sống báo chí ở Việt Nam
đang diễn ra hết sức sôi nổi.
Từ thực tiễn
trong nước cùng sự soi chiếu đối với các quốc gia trên thế giới cho thấy, quyền
tự do báo chí và tự do ngôn luận của người dân Việt Nam luôn được bảo đảm. Đó
là sự thật không thể xuyên tạc. Báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia
“đàn áp báo chí nhất ở châu Á” của HRF dựa trên những thông tin sai trái của
các tổ chức, cá nhân phản động, các đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam nên
không thể coi đó là kết quả khảo sát, căn cứ đánh giá về tự do báo chí, dân chủ,
nhân quyền. Rõ ràng, HRF dù với tên gọi có thể khác về câu chữ nhưng động cơ,
cách làm cũng chỉ là sự tái diễn những điêp khúc mà những tổ chức như HRW, RSF,
CPJ đã làm.
Dương Minh Kha CH32, hệ SĐH
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa