Từ năm 1992, ngày 3-12 hằng năm được Liên hợp
quốc chính thức lấy làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự
hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc
lợi của người khuyết tật.
Ngày Quốc tế Người
khuyết tật (International Day of Persons with Disabilities) vào 3/12 hàng năm
đã được công bố kể từ năm 1992 bằng Nghị quyết số 47/3 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc. Nhằm mục đích đảm bảo hạnh phúc của người khuyết tật trong mọi lĩnh
vực của xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật
trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.
Cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều hoạt
động và lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh giá trị của người khuyết tật. Năm 1960, thế
vận hội Paralympic cho người khuyết tật chính thức đầu tiên đã được đăng cai.
Năm 1976, Liên hợp quốc đã quyết định rằng năm 1981 phải là năm Quốc tế về
Người khuyết tật. Năm 1992, ngày dành riêng cho người khuyết tật, ngày Quốc tế
Người khuyết tật 3/12 đã được Liên hợp quốc công bố.
Tại Việt Nam, nhằm
hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng liên hiệp quốc năm 1976 lấy năm 1981 là
năm Quốc tế đầu tiên về người khuyết tật, kêu gọi một kế hoạch hành động ở cấp
quốc gia, khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi
chức năng và phòng ngừa khuyết tật. Ngày 18 tháng 4 năm 1980, Chính phủ Việt
Nam đã thành lập Ủy ban Năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam. Ngày 30
tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số
06/1998/PL-UBTVQH10 về người tàn tật. Tại điều 31 có quy định lấy ngày 18 tháng
4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Sau này, khi Luật người
khuyết tật Việt Nam, Luật số: 51/2010/QH12, tại điều 11 chính thức ghi nhận
ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam. Kể từ năm 2019,
Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam chính thức công bố chủ đề cho ngày
người khuyết tật Việt Nam 18/4/2019 là “Tiếp cận cho mọi người”. Mỗi năm Liên
hiệp hội sẽ đưa ra một chủ đề với thông điệp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức
cộng đồng về quyền và sự hoà nhập của người khuyết tật Việt Nam. Năm 2021, chủ
đề của ngày lễ này là: Lãnh đạo và tham gia của người khuyết tật hướng tới một
thế giới hoà nhập, tiếp cận và bền vững.
Nội dung chính của
ngày quốc tế người khuyết tật bao gồm 3 nhóm. Một là xây dựng và nâng cao nhận
thức của chính người khuyết tật nhằm xoá bỏ rào cản, sự tự ti và tính vô hình
của họ trong xã hội của chúng ta. Hai là, nâng cao thấu hiểu và bảo đảm thực
thi, sự quan tâm cơ bản cho người khuyết tật. Như chỗ ngồi và đường ray dành
cho người ngồi xe lăn, thiết kế bãi đậu xe với vân hoạ tiết được đặt sẵn để
người khiếm thị có thể cảm nhận được phía cuối lề đường, các nút mở cửa tự
động, thang máy được cài đặt sẵn để làm cho cuộc sống khó khăn của người khuyết
tật trở nên dễ dàng hơn một chút… Cuối cùng là nhằm hoàn thiện các Đạo luật
quốc gia nhằm thúc đẩy điều kiện thiết yếu của người khuyết tật đi vào cuộc
sống.
Đề cao tinh thần
để mọi người có cơ hội trở nên nhân ái và thấu hiểu hơn với những thách thức mà
người khuyết tật đang phải đối mặt. Không phân biệt đối xử với những khác biệt
về tinh thần và thể chất của người khác, nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người
trên thế giới đều có cơ hội bình đẳng về công việc, vui chơi, sức khỏe và thành
công./.
cần quan tâm hơn người khuyết tật
Trả lờiXóa