LỢI DỤNG PHIÊN TÒA
XÉT XỬ VỤ ÁN “CHUYẾN BAY GIẢI CỨU” ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Trong những
ngày qua, phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo bị truy tố về các tội “Đưa
hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại một số bộ,
ngành và địa phương (còn gọi vụ án “chuyến bay giải cứu”) tiếp tục nóng trên
các diễn đàn báo chí, mạng xã hội...
Phiên tòa xét
xử 54 bị cáo trong vụ án tổ chức những “chuyến bay giải cứu” một lần nữa khẳng
định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm. Tuy
nhiên, lợi dụng việc xét xử vụ án, các thế lực xấu đưa ra nhiều bài viết, phỏng
vấn với nội dung hướng lái từ vụ án hình sự sang vấn đề chính trị, tạo cớ bôi
nhọ đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Khi chủ
trương đúng đắn bị lợi dụng để tham nhũng, tư lợi
Trở lại vụ án,
sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam
vào tháng 2/2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến tháng
4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức
công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan Nhà nước phối
hợp tổ chức thực hiện và cách ly. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành
công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song song với
các “chuyến bay giải cứu” đến hết tháng 1/2022.
Thực hiện chủ
trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ
chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia,
vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là thực hiện chủ
trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam
trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng,
sức khỏe cũng như tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự
đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước,
ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện tính nhân đạo
của Đảng, Nhà nước.
Việc tổ chức
chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân, vừa thể hiện
tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước
ngoài. Đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc, khi đó được thế giới công nhận
là “hình mẫu” nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải
quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch
COVID-19. Tuy nhiên, từ chính chính sách tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân
văn đó lại xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên - những người mang trong mình trọng
trách là “công bộc" của dân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, móc ngoặc với
nhau để đưa và nhận hối lộ, tư lợi cá nhân với số tiền lớn, phạm vi rộng.
Những ngày
qua, dù vụ án được xét xử công khai và thông tin rộng rãi nhưng các thế lực thù
địch vẫn cố tình cắt xén, nhào nặn rồi dựng lên câu chuyện về các “phe nhóm nội
bộ”, các “nhóm lợi ích”. Chúng triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, cắt
ghép hình ảnh những ngôi biệt thự, những siêu xe từ các vụ việc khác để gán vào
và lấy đó làm “chứng cứ”. Chúng rêu rao rằng “Phòng, chống tham nhũng vẫn theo
cách cũ thì hiệu quả là nước đổ biển”. Trang RFA thực hiện loạt bài viết mang
tính quy chụp về tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, cho
rằng việc chống tham nhũng chỉ là “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều”… Một
số bài viết trên mạng xã hội “Tiếng Dân”, các đối tượng hướng lái vấn đề thành
tham nhũng là do thể chế, do chế độ “đẻ ra”, cho rằng muốn chống tham nhũng
không thể theo cách “nhóm lò” như hiện nay mà phải thay đổi cấu trúc bộ máy, phải
“phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền cho người dân”. Từ đó suy diễn rằng, nếu
không làm như thế mà vẫn mải mê “đốt lò” thì những “chuyến bay giải cứu” sẽ tiếp
tục tái diễn như một nạn dịch vô phương cứu chữa, bay “đen đặc” trên bầu trời
và phá huỷ hết mọi giá trị làm người, biến “cả xã hội thành vũng lầy nhơ nhớp”…
Mục tiêu của
các đối tượng là lợi dụng vụ án để hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai
trò lãnh đạo của Đảng; làm lung lay quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong
và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn. Từ đó, chúng
tác động để cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa", dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong.
Với những
thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng,
nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam. Vụ án xảy ra trong tổ chức những “chuyến bay giải cứu”,
qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được
nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện
tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi
hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta. Từ vụ án, mục
đích các đối tượng tung ra thông tin sai lệch nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt
về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo
hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng
thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng
nhân dân và phá hoại sự đồng thuận trong xã hội.
Tiếp tục tạo
dựng lòng tin trong nhân dân
Thực tế, quan
điểm trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các
văn kiện của Đảng, trong đó Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị
cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn”. Để phòng, chống, đẩy lùi tham
nhũng, suy thoái, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đi cùng với đó là sửa đổi,
bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp gắn với việc điều tra, xử lý
nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, tạo sức răn đe, phòng ngừa chung trong
toàn xã hội.
Thực tế cho thấy,
qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Bất kể người đó là ai, đang giữ chức vụ hay đã
nghỉ hưu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta suốt
thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
đã khẳng định, những thành tựu to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam trong 10 năm qua (giai đoạn 2002-2022) góp phần lấy lại
và củng cố niềm tin của nhân dân, nhận được sự đồng tình, tin tưởng của quần
chúng nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Thực tiễn đó bác bỏ luận
điệu sai trái của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, là
“thanh trừng, triệt hạ” …
Từ phiên tòa
hình sự sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” cho thấy, chống
tham nhũng, tiêu cực phải đi liền với chống lợi ích nhóm, suy thoái về chính trị
tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vụ án cũng chứng
minh chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng,
Nhà nước ta được thực thi trên thực tế chứ không phải “khẩu hiệu suông, mị dân”
như luận điệu kẻ xấu. Chúng ta đã thấy rõ những tác hại của vấn nạn tham nhũng
gây ra, thấy rõ sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công cuộc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị.
Đồng thời, từ
vụ án cũng cho thấy tính chất phức tạp của tệ nạn tham nhũng hiện nay, nếu không
được kiểm soát tốt có thể lây lan thành căn bệnh nguy hiểm với sự tham gia của
nhiều cán bộ có chức quyền ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Với tính chất phức tạp,
khó khăn của cuộc đấu tranh chống “đạn bọc đường” và âm mưu của kẻ địch lợi dụng
cuộc đấu tranh đó để chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi mỗi người phải luôn nâng
cao cảnh giác, đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn, xuyên tạc phá hoại công cuộc
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không để bị lôi kéo, kích động, biến thành
những con rối.
Lê Bá Ngàn CH32, hệ SĐH
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa