Thứ nhất, chủ thể và lực lượng tiến hành “diễn biến hòa bình” trong bối cảnh mới rất đa dạng, phức tạp, đan xen, không đồng nhất. Nếu như trước kia, chủ thể tiến hành “diễn biến hòa bình” là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thì nay, bên cạnh lực lượng này còn có cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tư tưởng bành trướng, bá quyền. Để xác lập vị thế vượt trội hoặc tranh giành lợi ích, ảnh hưởng trong trật tự thế giới mới, một số nước lớn thâu tóm hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực để lôi kéo, khống chế các nước khác vào vòng kiềm tỏa của mình. Trong một số trường hợp cụ thể, có những nước bất chấp luật pháp quốc tế, trắng trợn xâm phạm chủ quyền, can thiệp sâu vào nội bộ các nước khác bằng các biện pháp tổng hợp nhằm thay đổi bộ máy chính quyền hoặc lật đổ chế độ chính trị nước khác theo hướng có lợi cho mình. Với chủ thể được mở rộng, lực lượng tiến hành sẽ là “đại quân công chúng” ngay trong nội bộ đối phương. Trước kia, khi thực hiện “diễn biến hòa bình”, những kẻ chủ mưu, thù địch, hiếu chiến bên ngoài trực tiếp tiến hành chống phá. Nay, họ chuyển sang hành động “sau bức màn che”, “bí mật giật dây”, tập trung “nhồi nhét” tư tưởng chống đối, đào tạo, huấn luyện những kẻ “theo đóm ăn tàn”, nội gián, tay sai một cách khá bài bản, trở thành những “kỹ sư lành nghề” lật đổ chế độ chính trị ngay trong nội bộ đối phương. Từ đó, họ ngụy biện rằng, nguyên nhân sụp đổ chế độ chính trị do sự tự thân vận động bên trong chứ không phải do sự chống phá từ bên ngoài (?!). Họ móc nối với những đối tượng cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất nhen nhóm thành các tổ chức chính trị đối lập hoạt động công khai, được “ngụy trang” dưới danh nghĩa các hội, đoàn, tổ chức xã hội dân sự... và rêu rao đó là “đại diện của người dân”; tập hợp các phần tử phản động, lưu manh, bất mãn đội lốt các chức sắc, chức việc, già làng, trưởng nhóm, trưởng hội... chỉ chờ cơ hội là “ngóc đầu”, “lột xác”; mua chuộc, lừa gạt, ép buộc quần chúng nhẹ dạ tham gia làm bình phong, lá chắn. Lực lượng này khi bị lôi kéo, kích động hợp thành “đại quân công chúng” tại chỗ, luôn chịu sự chỉ đạo của các “chuyên gia chống cộng” bên ngoài và đương nhiên đó hoàn toàn không phải là quần chúng theo đúng nghĩa là lực lượng cách mạng. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, nhất là trong trường hợp số đông quần chúng nhân dân bị mê hoặc, tin theo lời hứa hão huyền bằng các khẩu hiệu lòe bịp, bị “sập bẫy” giương sẵn của các trung tâm quyền lực, các tổ chức phản động quốc tế luôn rắp tâm “đục nước béo cò”, tạo cớ can thiệp, chống phá.
Thứ
hai, đối tượng chống phá của
chiến lược “diễn biến hòa bình” được mở rộng và phương thức tiến hành đã có sự chuyển
đổi. “Diễn biến hòa bình” trong tình hình mới không những nhằm vào các nước
tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn chuyển sang chống phá
các nước có chế độ chính trị mà chủ thể tiến hành cho là không phù hợp với lợi
ích, giá trị, “khuôn mẫu” của họ. Đó là những nước độc lập, có chủ quyền nhưng
“cứng đầu”, “không cùng quỹ đạo”, không tuân theo sự chỉ huy, chỉ đạo của họ,
không có lợi cho họ trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Đặc biệt, trọng tâm
chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay là các nước có vị trí
địa chính trị - kinh tế - quân sự chiến lược quan trọng, phức tạp, nhạy cảm
hoặc ở những khu vực hội tụ sự cạnh tranh chiến lược, tranh chấp gay gắt về lợi
ích, chủ quyền trên thế giới. Tính đa dạng, phức tạp, đan xen không đồng nhất
giữa chủ thể và đối tượng được thể hiện trong mối quan hệ này, phạm vi này là
chủ thể tiến hành, nhưng có thể trong mối quan hệ khác, phạm vi khác, chủ thể
đó lại là đối tượng chống phá.
Phương
thức chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” đã chuyển trọng tâm từ bên
ngoài tác động vào bên trong sang tiến hành các hoạt động chống đối tại chỗ,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong nội bộ đối phương. Nếu như
những năm qua, “diễn biến hòa bình” coi trọng “dính líu để khuếch trương”, “can
dự để mở rộng”, trực tiếp tiếp xúc để thẩm thấu các hành động chống phá từ bên
ngoài vào bên trong nước khác thông qua thủ đoạn đặc trưng như “xóa bỏ cấm
vận”, xúc tiến “bình thường hóa quan hệ”... thì nay đã chuyển sang tìm mọi cách
khai thác và khoét sâu mâu thuẫn nội tại; triệt để lợi dụng những sơ hở, yếu
kém trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội của các nước để chống
phá. Như đã thành quy luật, mỗi khi ở các nước là đối tượng chống phá diễn ra
các sự kiện chính trị trọng đại, xuất hiện các “điểm nóng”, các vấn đề xã hội
phức tạp, nhạy cảm... thì đó là “cơ hội vàng” để các thế lực thù địch đẩy mạnh
thực hiện “diễn biến hòa bình”. Họ sử dụng chính lực lượng, phương tiện của đối
phương; kết hợp công khai với bí mật; thực hiện đánh ngầm, mềm, sâu, hiểm, tiến
công toàn diện, có trọng điểm; thường núp dưới danh nghĩa “hiến kế”, “chống
tham nhũng”, “góp ý kiến xây dựng”... để lũng đoạn đối phương. Trong đó, lĩnh
vực chính trị, tư tưởng được họ xác định là khâu trọng tâm, đột phá; kinh tế là
mũi nhọn; dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là “ngòi nổ”; ngoại giao để hỗ
trợ; quân sự để răn đe, hậu thuẫn. Trong quá trình thực hiện, khi có điều kiện,
thời cơ và cần thiết sẽ kết hợp với bạo loạn lật đổ, gây xung đột, nội chiến,
can thiệp vũ trang, chiến tranh ủy nhiệm... để nhanh chóng đạt được mục tiêu
chiến lược. Cách thức tiến hành rất công phu, bài bản để che đậy tính chất
chính trị phản động, “ru ngủ” tinh thần cảnh giác cách mạng, làm cho đối phương
mơ hồ, mất cảnh giác; mưu toan từng bước tạo sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, mục ruỗng về bộ máy, xuất hiện các mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” ở từng cá nhân, trong nội bộ các tổ chức và toàn xã hội và cuối cùng là sự
sụp đổ chế độ chính trị giống như sự vận động “tự thân”, “tất yếu”, “hợp quy
luật”.
Thứ
ba, mục tiêu và động cơ chính
trị của chiến lược “diễn biến hòa bình” đã có sự dịch chuyển và mở rộng hơn.
Mặc dù mục tiêu cao nhất, suy đến cùng của chiến lược “diễn biến hòa bình” là
lật đổ chế độ chính trị xã hội của các nước “không cùng quỹ đạo”, nhưng hiện
nay, do sự tác động của các mối quan hệ quốc tế phức tạp, đa tầng nấc, nhiều
cấp độ giữa các nước, các tổ chức, sự chế ước của các quy tắc, chế định quốc
tế, khu vực; khi chưa lật đổ được chế độ chính trị thì “diễn biến hòa bình” sẽ
nhằm đến mục tiêu thấp hơn là thay đổi đường lối, chính sách; cài cắm lực lượng
thân cận vào bộ máy cầm quyền; làm phức tạp hóa thành phần lãnh đạo; thay đổi
tính chất quốc gia, dân tộc khác theo hướng phục vụ lợi ích của chủ thể tiến
hành. Trong đó, thay đổi bộ máy cầm quyền nước khác là mục tiêu trọng yếu hiện
nay và để làm được điều này, chiến lược “diễn biến hòa bình” đã có những điều
chỉnh mới gắn với “công nghệ lật đổ” cực kỳ tinh vi, phản động.
Từ sự ra
đời của học thuyết chính trị “phản kháng phi bạo lực” (phản kháng hòa bình)(3),
ngay lập tức, các “nhà dân chủ”, “nhà tiến bộ xã hội” phương Tây coi đó là “bảo
bối thần kỳ”, “công cụ hữu hiệu” để lật đổ chính quyền ở nhiều quốc gia trong
không gian hậu Xô-viết thông qua cái gọi là “cách mạng sắc màu” vào những năm
2004 - 2006; sau đó thay đổi chính thể của hàng loạt quốc gia ở khu vực Trung
Đông, Bắc Phi vào năm 2011 với cái tên mĩ miều “Mùa xuân Ả rập”. Đó không có gì
khác là bạo loạn phi vũ trang bắt nguồn từ “diễn biến hòa bình”, là “kỹ năng
lật đổ” thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh - một “dị bản” của việc kết hợp “diễn biến
hòa bình” với bạo loạn lật đổ. Và hiện nay, “dị bản” ấy tiếp tục được “hoàn
thiện”, phát triển thành một kịch bản dựng sẵn với “công thức” lật đổ qua các
bước: Một là, hình thành các hoạt động “phản kháng mềm” trong nội
bộ đối phương do sự cộng hưởng theo các phương tiện truyền thông; kích động tâm
lý đám đông, tổ chức người dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, “bất tuân dân sự”,
đi ngược lại chính sách hiện hành, chống đối chính phủ, gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo ra các “điểm nóng”, bất ổn. Hai
là, nội công ngoại kích, bên trong thì biểu tình, bạo động; bên ngoài thì
tập hợp đồng minh, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... đồng loạt
gây sức ép trên tất cả các lĩnh vực buộc chính quyền đương thời phải từ chức,
giải tán. Ba là, tạo cớ để can thiệp, tiến hành bạo loạn trực tiếp
lật đổ chính quyền nhưng núp dưới danh nghĩa “bảo vệ người dân”, “đấu tranh vì
tự do, dân chủ”, “vì công lý”... Bốn là, cài cắm lực lượng đối lập,
nhanh chóng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân, bầu cử; công khai ủng hộ, công
nhận chính quyền mới của lực lượng đối lập chịu sự kiểm soát của họ. Điểm mấu
chốt trong kịch bản này là họ cố tình “bới móc”, lôi ra điểm yếu trong bộ máy
cầm quyền của đối phương; thậm chí không ngần ngại thêm thắt, bịa đặt các
khuyết điểm; sẵn sàng gán tất cả những sai trái, tiêu cực trong xã hội; châm
ngòi cho làn sóng chống đối trong nước và làm cho bộ máy ấy dường như đã biến
chất, “lỗi thời, không phù hợp”, do đó sẽ bị thay thế và đó là “lẽ thường tình”
theo đúng quy luật(?!). Cho nên, một bộ máy cầm quyền thân cận do họ dựng lên
nhưng lại được “hợp pháp hóa” thông qua một cuộc bầu cử theo luật định vô cùng
tinh vi và họ luôn tự hào coi đây là sản phẩm sáng tạo của “công nghệ lật đổ”
thông qua biểu tình, đảo chính bằng mô hình “bạo lực đường phố”. Theo đó, có
tới “198 hành động phản kháng phi bạo lực”(4), nhưng trong đó bao
hàm cả các hành động vô nhân đạo, bị pháp luật nhiều nước nghiêm cấm như làm
tiền giả, in sao tài liệu giả, cướp bóc, ám sát, khủng bố... chứ không hoàn
toàn phi bạo lực và không loại trừ sau đó sẽ lan rộng, bùng phát thành một kiểu
dạng “chiến tranh lai ghép”(5) mới.
Trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa