Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục có những hành động chống phá và có những giọng điệu bôi nhọ, nhằm tạo nên hình ảnh sai lệch về Việt Nam hay đưa ra những thông tin trái ngược với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm gây hoang mang trong Nhân dân, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế khác hẳn những luận điệu xuyên tạc như các thế lực thù địch, vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thế giới.
Phải nói ngay rằng
những tin, bài, các video clip, các cuộc phỏng vấn, trả lời phỏng vấn có nội
dung xấu, độc, đang lan truyền trên mạng xã hội đều nhằm mục đích công kích,
bài xích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta; Nó vô cùng thâm độc, hết sức nguy
hiểm, cần phải cảnh giác cao độ. Những người tự xưng là “yêu nước”, luôn “quan
tâm”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia – dân tộc”, cho rằng, “Việt Nam cố chấp và cứng nhắc trong việc kiên định
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ vốn “bảo thủ”, “trì trệ”, nên Việt Nam tự
đánh mất cơ hội làm ăn với lớn với Trung Quốc, “tự mình cô lập mình”, là “tự
tách ra khỏi dòng chảy” của lịch sử. Có ý kiến khác đối lại là: “Việt Nam độc lập,
tự chủ, không theo đuôi Trung Quốc và các nước lớn là hoàn toàn đúng đắn”. vv…Từ
luận điệu sai trái này, họ bước sang sai trái khác, cho rằng, Đảng, Nhà nước Việt
Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”, là “không cho nước ngoài đặt
căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không
tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia;
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, là “tự
trói tay mình”, là chủ trương, chính sách “không phù hợp với thực tế, cần phải
thay đổi”, “nếu không thay đổi thì Việt Nam sẽ mất hết bạn bè”…Thật nực cười bởi
sự suy luận hết sức phi lý, không thể chấp nhận!
Với
“trăm phương, ngàn kế”, những người có tâm địa xấu hy vọng xóa bỏ thành quả 37
đổi mới đất nước, vô hiệu hóa đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của
Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Những luận điệu trên ít nhiều đã khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và người
dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào đường lối, chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta, gây khó khăn cho hoạt động đối ngoại, cũng như xử lý
các mối quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Liên quan đến vấn
đề này chúng ta chần nhìn nhận hết sức tỉnh táo, trên cả trên phương diện lý luận và thực tiễn sẽ là những luận cứ
xác đáng để phản bác những quan điểm sai trái đó.
Trước hết,
thực tế cho chúng ta thấy kết quả 37 năm đổi mới về công tác đối ngoại, thời gian qua là một chặng đường dài, mang bản sắc Việt Nam
đó là: Từ thế bị bao vây cấm vận tới những bước chân đầu tiên ra thế giới, chủ
động, tích cực và ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, đến nay là thành viên tích cực có trách nhiệm đóng góp cho
thế giới, được thế giới tôn trọng. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
189 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, là thành viên tích cực
và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế, có quan hệ thương mại với
230 nước và vùng lãnh thổ. Trong đại dịch COVID-19, nhờ đường lối ngoại giao
đúng đắn mà Việt Nam đã trở thành quốc gia đi sau về trước trong chiến dịch bao
phủ vắc-xin cho toàn dân. Đặc biệt, Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN đã thiết lập khuôn khổ
đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với toàn bộ 5 nước thành
viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm nước G7 và 13/20 nước G20 và
8/9 nước trong ASEAN. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với
60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng
giá trị nhập khẩu, 76,7% tổng lượng khách du lịch; đóng góp 74% tổng vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Thông qua hội nhập quốc tế, kim ngạch xuất khẩu
của nền kinh tế nước ta tăng rất nhanh, từ 1,74 tỷ USD năm 1986 lên 10 tỷ USD
năm 1996, 45 tỷ USD năm 2006 và 287,8 tỷ USD năm 2020(1)
Có thể khẳng định những thành công của chặng đường 37 năm đổi
mới đất nước luôn đồng hành với quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại,
hội nhập quốc tế. Đảng ta, người phát động và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
và hội nhập quốc tế đã tỏ rõ bản lĩnh và trí tuệ trong việc đón bắt cả ba yếu tố:
thiên thời - địa lợi - nhân hoà để đưa đất nước ta vươn tầm cao mới.
Như Đại hội XII khẳng định “Đất nước ta
chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Thứ hai,
mục tiêu đối ngoại là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng nâng cao vị thế
quốc tế của đất nước ta. Chúng ta kiên trì hai nguyên tắc lớn: giữ vững độc lập,
tự chủ, chủ quyền, lợi ích dân tộc; và định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện
sách lược linh hoạt “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thứ ba,
Về phương châm đối ngoại, chúng ta chỉ rõ: Một
là, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Hai là, lấy lợi ích dân tộc làm quyết định. Ba là, trong quan hệ quốc tế cần thực hiện phương châm vừa hợp tác,
vừa đấu tranh. Đảng ta chỉ rõ, hợp tác nhưng không rời bỏ đấu tranh trên những
vấn đề đụng đến lợi ích quốc gia của chúng ta - đó là giới hạn của hợp tác. Đấu
tranh phải kiên quyết, nhưng không để đưa đến bị “cắt cầu”, không đưa đến đối lập,
đối đầu. Đó cũng là giới hạn và nghệ thuật chọn lựa trong quan hệ quốc tế. Bốn là, phải xếp loại các đối tác theo
tình hình mới và đặc biệt Đảng nhà nước ta có quan điểm rất rõ ràng về đối tác,
đối tượng để giải quyết đối ngoại trong một thế giới đầy biến động như ngày
nay.
Hiện nay, bối cảnh tình hình thế giới tiếp
tục diễn biến hết sức phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn, cạnh tranh các
nguồn lực phát triển, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi
lên ngày càng gay gắt. Đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn kiên định mục tiêu
chiến lược là độc lập, tự chủ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, với giải
pháp mang tính chủ động, linh hoạt, khôn khéo nhằm biến các thách thức thành cơ
hội, đồng thời tận dụng được các xu hướng hòa bình, hợp tác, đem lại lợi thế cho
sự nghiệp phát triển đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Đó là đường lối đối
ngoại đúng đắn, kế thừa những thành tựu đạt được, linh hoạt, sáng tạo đã và
đang phát huy những giá trị, bản sắc ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh. Với
đường lối đối ngoại đúng đắn và sáng tạo, Việt Nam đã xử lý hài hòa, hợp lý các
mối quan hệ trên nguyên tắc nhất quán, giữ vững độc lập tự chủ và chủ quyền
quốc gia, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc.
Những nội dung và kết quả trên đó chính là minh chứng để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Việt Nam. Và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với những luận điệu sai lệch về Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét