Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

 

·         Cảnh giác với âm mưu “Phi chính trị hóa” quân đội

·

·         Gần đây, trên trang “Baoquocdan” có bài viết “Quân đội nhân dân của dân hay của Đảng” của Bút danh Lê Dủ Chân. Bài viết cho rằng: “quân đội phải đứng ngoài chính trị”; quân đội cần phải “trung lập”, không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào… và rằng: “quân đội chỉ để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chủ quyền quốc gia”… Đây là luận điệu hết sức phản động, nguy hại nhằm “phi chính trị hóa” quân đội.

·         Cần khẳng định rằng: Không thể có bất kỳ quân đội của một quốc gia nào đó đứng ngoài, không có liên quan gì đến chính trị của quốc gia đó. Cho dù hiện nay trên thế giới có một số nước tuyên bố tính trung lập về chính trị của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, để nhìn nhận đúng bản chất vấn đề, chúng ta cần thấy rằng: trong cấu trúc đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các nước nói trên thì việc quy định lực lượng quân đội trung lập về chính trị là giải pháp bắt buộc với các nước đó. Bởi vì, ở các nước có chế độ đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan điểm “quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị” được các đảng phái chính trị ra sức tán dương, cổ súy nhằm đẩy lực lượng này đứng ngoài cuộc tranh đấu giành quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Còn trong thực tế, bản thân các đảng chính trị đều ra sức tìm sự hậu thuẫn từ lực lượng quân đội. Như vậy, lời tuyên bố trung thành với Nhà nước, về thực chất cũng là trung thành với đảng cầm quyền, khi đảng đó đã chiến thắng qua bầu cử.

·         Mặt khác, những đảng đối lập ở các nước có chế độ đa đảng này thực chất chỉ là đối lập về hình thức bề ngoài. Bởi vì, về căn bản các đảng này (ngoại trừ các đảng cộng sản và công nhân) vẫn chung nền tảng ý thức hệ, đa đảng đối lập, nhưng nguyên tắc cơ bản của tổ chức đảng, mục đích hoạt động và bản chất vẫn là các đảng của giai cấp tư sản. Các đảng này chỉ khác nhau ở những điểm chi tiết, không cơ bản về những mục tiêu cụ thể, phương cách cụ thể để đạt mục đích chung… Do đó, dù hiến định hay không hiến định vấn đề lực lượng vũ trang trong Hiến pháp ở các nước, thì cũng không có nghĩa lực lượng vũ trang của các nước đó trung lập, đứng ngoài chính trị.

·         Đối với Việt Nam, sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới: “Vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay lại đánh thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức?”. Đại tướng đã khẳng định: “Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta là nhằm thực hiện thắng lợi mục đích của Đảng nêu ra trong Điều lệ Đảng: “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bản chất giai cấp luôn thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam./.

·         Vậy nên, nhận diên, kiên quyết đấu tranh loại bỏ âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng nước ta là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay./.

·          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét