Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

CÓ MỘT "NHÀ GIÁO" CHƯA ĐƯỢC GỌI TÊN TRONG DỊP 20/11

 (Viết riêng cho những người Thầy nhưng không được gọi là Thầy).

Cứ mỗi dịp 20/11 về, những người dân Việt Nam chân chính lại rộn lên trong tâm khảm mình sự nhắc nhớ, tôn kính đối với những người thầy, người cô đã từng dạy dỗ mình nên người. Điều đó đã hun đúc thành truyền thống "tôn sư trọng đạo", là một cơ sở nền móng để tạo dựng nên bao truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Nhưng ở những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam thì những người cán bộ quản lý, chỉ huy có là NHỮNG NGƯỜI THẦY GIÁO hay không?!
Riêng tôi xin thưa là CÓ! Vì sao vậy?!
Có lẽ là rất nhiều khía cạnh, nhiều cơ sở, minh chứng... để làm rõ điều đó!
Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của họ, đi xuyên suốt qua các cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và huấn luyện, trực SSCĐ và sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong thời bình thì sẽ rõ.
Một thanh niên bắt đầu vào môi trường quân ngũ như những đứa trẻ mới bước vào lớp mẫu giáo. Nhưng họ không phải chỉ đến lớp học chữ của thầy cô và trở về trong vòng tay nuôi dưỡng của gia đình.
Trong quân ngũ thì khác, những người "THẦY" là cán bộ quản lý, chỉ huy đã làm hết thảy mọi việc, nào là của nhà giáo, nhà tâm lý, của luật sư, công an... cho đến vai trò của người cha - người anh, người chị, trong gia đình, người bạn của chiến sĩ... Đến đây, ai chưa từng qua quân ngũ chắc sẽ thắc mắc và nghi ngờ về điều đó!
Nhưng một thực tế rất giản đơn mà mọi người dễ nhận thấy những việc mà người "THẦY" là cán bộ quản lý, chỉ huy sẽ phải làm, đó là:
NHÀ GIÁO: Vì họ sẽ dạy cho chiến sĩ kiến thức về chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ... để từ đó tạo nên trình độ, năng lực; đồng thời họ còn giáo dục đạo đức, truyền thống, định hướng tư tưởng, truyền thụ kỹ năng, kỹ xảo... để bồi đắp nên nhân cách. Từ các yếu tố căn bản đó, người "THẦY" là cán bộ quản lý, chỉ huy đã đào luyện nên người quân nhân toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
NHÀ TÂM LÝ: Sẽ có bao bỡ ngỡ, thắc mắc, đắn đo, nhung nhớ, tâm sự riêng tư của mỗi người chiến sĩ đặt ra cần phải giải đáp thỏa đáng; sẽ có bao nhiêu vấn đề cần phải thực hiện để xây dựng lên một tập thể quân nhân vững mạnh từ nhiều thanh niên với cá tính, ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, thói quen, sức khỏe... khác nhau, ở những miền quê khác nhau về chung một đơn vị. Làm được điều đó thì họ đã hơn 1 NHÀ TÂM LÝ.
LÀ LUẬT SƯ: Khi họ là nhà tâm lý thì họ cũng đồng thời phải làm LUẬT SƯ. Vì chỉ có thể hiểu biết về pháp luật, điều lệnh, điều lệ - những kiến thức cần của một luật sư.... và họ sẽ phải giải quyết, phân xử rất nhiều mối quan hệ, công việc, sự vụ hàng ngày... để bảo vệ lẽ phải, tức là bảo vệ sự vững mạnh toàn diện của tập thể cũng như cho mỗi quân nhân. Vậy họ là LUẬT SƯ được không ạ
😊
LÀ CÔNG AN:
😊😊😊
sinh ra và nôi dưỡng con mình từ nhỏ, đến khi chúng trưởng thành, có bố mẹ nào khẳng định được rằng mình sẽ hiểu rõ, nắm chắc mọi suy nghĩ, hành động của con mình, nhất là những trò "ma quái của cái tuổi nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò" không?! Rằng họ có giám khẳng định sẽ chỉ bảo, điều hành con mình răm rắp 100% không
😊
?! Vậy mà cái "gia đình đơn vị Quân đội" ấy đang có hàng chục, hàng trăm các cậu học trò như vậy đấy... vì vậy là CÔNG AN để "điều tra", "phá án", "duy trì trật tự" cho nhanh... phải không ạ
😊
LÀ người cha - người anh, người chị trong gia đình, là người bạn của chiến sĩ: Có lẽ nào không phải khi hầu như toàn bộ nếp nghĩ, nếp ăn, nếp ở, hành động của bộ đội; những khi bộ đội có chuyện vui, buồn, tâm trạng không tốt, sóng gió trong tình yêu hay khi đau yếu... thì người cán bộ quản lý, chỉ huy luôn ở bên bộ đội... và bằng nhiều cách thức khác nhau họ đã giúp bộ đội vượt qua. Ở một khía cạnh khác, khi xưa các cụ nói "giỏ nhà ai, quai nhà ấy" thì các đơn vị có câu "cán bộ nào, phong trào ấy" - và thực tế người cán bộ quản lý, chỉ huy có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất, năng lực của người quân nhân thuộc quyền....
Vai trò người THẦY là cán bộ quản lý, chỉ huy còn ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nữa mà ở đây người viết chưa thể khái quát hết được... nhưng biết bao gia đình đón con em họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự sau chỉ 2 năm, từ nơi những người thầy như thế đều chung một nhận định: ..A CHÀ VÀO BỘ ĐỘI CHỮNG CHẠC, ĐÀNG HOÀNG VÀ TRƯỞNG THÀNH HƠN
😃😍
Nhân dịp 20/11 kính chúc các thầy cô giáo đứng trên bục giảng và những " Người thầy thầm lặng " thật nhiều sức khỏe, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người./.
St

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét