Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có câu thành ngữ “danh không chính, ngôn không thuận” hay “danh không chính, ngôn bất thuận” và được nói hoặc viết tắt là “danh chính ngôn thuận”. Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ lời dạy của Khổng Tử đối với học trò là Tử Lộ, được ghi chép lại trong cuốn “Luận Ngữ”. Ý nghĩa trong lời dạy của Khổng Tử là “một khi danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì sự sẽ không thành, sự không thành thì lễ nhạc không hưng thịnh, lễ nhạc mà không hưng thịnh thì hình phạt sẽ không thỏa đáng, hình phạt không thỏa đáng thì dân sẽ bối rối không biết phải làm gì mới phải”.
Tương tự như vậy, câu thành ngữ này mang ý nghĩa là chỉ khi một người có danh nghĩa chính đáng thì nói mới được thông và người nghe sẽ thuận mà làm theo. Đồng thời, câu thành ngữ còn bao hàm ý nghĩa là khi ai đó muốn làm một việc gì mà đã có lý do đầy đủ, chính đáng, đúng lý, hợp tình thì ắt sẽ thông thuận, dễ đạt được thành công. Còn một nghĩa cao hơn, đó là làm người thì phải biết hành động thuận theo thiên lý - lẽ phải. Nói tóm lại, triết lý chính danh của người xưa đơn giản và dễ hiểu là vậy. Nhưng thực tế thời nay cho thấy, có cá nhân, tổ chức dù “danh” không chính, mà “ngôn” vẫn tạo được hiệu ứng truyền thông. Thậm chí, có những kẻ xảo biện đến mức lộng ngôn, loạn ngôn không có tính xây dựng, sai trái, xấu xa, độc hại, nhưng do chưa bị ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm nên vẫn lây lan nhanh chóng và gây tác hại không nhỏ cho xã hội. Đó là những kẻ có tư duy thiển cận, tự phong cho mình cái danh hão là “nhà báo độc lập” trong cái tổ chức “vô pháp vô thiên”, không có kỷ cương phép tắc.
Đã vậy, những kẻ này còn ngông cuồng và lớn tiếng phách lối rằng, chỉ có họ - các “nhà báo độc lập”, mới là những nhà báo chân chính. Cụ thể, ngày 12-11-2023, trên trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân có phát tán bài viết với tựa đề: “Đường còn dài nhưng vẫn phải đi” của Chu Vĩnh Hải. Nội dung bài viết có đoạn: Ngày 11-11-2011, mình khi đang là thư ký tòa soạn Tạp chí Vietnam Logistics Review, đã viết đơn nghỉ việc ở cơ quan báo chí này, qua đó chính thức nói lời chia tay với hệ thống báo chí nhà nước sau hơn 20 năm gắn bó… Đã 12 năm tròn kể từ khi mình trở thành một nhà báo đúng nghĩa - nhà báo độc lập, có nghĩa là độc lập với mọi đảng phái, độc lập với chính quyền,… vì được viết những điều muốn viết - phải viết, được nói những điều muốn nói - phải nói… Khi còn là một nhà báo quốc doanh, mình có quá nhiều uẩn ức khi không được viết những điều lẽ ra phải viết, khi phải viết chỉ một nửa sự thật…
Đây không những là lời ngụy biện vô cùng ngớ ngẩn mà còn xuyên tạc, bịa đặt, vu khống một cách trắng trợn. Bởi dù ở bất cứ quốc gia nào thì nghề báo nói chung và nhà báo nói riêng cũng đều được xã hội coi trọng vì họ phải chịu trách nhiệm truyền thông và cung cấp thông tin chính xác, trung thực, khách quan về mọi mặt của cuộc sống xã hội ở mọi lúc, mọi nơi. Hơn thế nữa, cách đây 12 năm về trước, chẳng lẽ gần 18 ngàn người được cấp thẻ nhà báo và mấy chục triệu người đọc báo, xem, nghe đài lại không phân biệt được đâu là thật - giả, đúng - sai cũng như trung thực hay không khách quan và chỉ một mình kẻ lộng ngôn kia mới là “nhà báo đích thực”? Rồi từ tư duy “bấn loạn” ấy, kẻ không có dây thần kinh “liêm sỉ” đã tự khẳng định rằng: Mình là một trong những hội viên đầu tiên của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” - một tổ chức quái thai vô thừa nhận.
Và rồi cũng từ góc nhìn bất tuân pháp luật, Chu Vĩnh Hải đã ngang nhiên tuyên bố: “Quan điểm báo chí của mình ư? Thật đơn giản: Tất cả chỉ là tin tức, không sợ hãi hoặc là thiên vị”. Vậy kẻ tư duy bằng đầu gối kia là ai? Theo hồ sơ, ngày 18-6-2020, Chu Vĩnh Hải đã bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát lệnh triệu tập để gặp điều tra viên thuộc Cơ quan Điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh vì có liên quan đến nhóm do Phạm Chí Dũng cầm đầu thực hiện các hành vi tuyên truyền chống Nhà nước. Trước đó, y thường xuyên viết bài xuyên tạc, đả kích, vu cáo, vu khống trên trang “Việt Nam thời báo” với bút danh Tâm Don và Lân Hộ. Tất cả bài viết này đều có nội dung xuyên tạc, bịa đặt hòng hạ bệ, vu khống, bôi nhọ cán bộ cấp cao của Đảng. Độc hại hơn, trong các bài viết y còn đưa ra những nhận định vô căn cứ nhằm quy chụp, xuyên tạc chính sách của Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.
Còn Phạm Chí Dũng là tổng biên tập của một “lá báo” điện tử tự phát mang tên “Việt Nam thời báo” của tổ chức tự phong là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” - một tổ chức không có tư cách pháp nhân và không được pháp luật Việt Nam công nhận. Hiện y đang chấp hành bản án 15 năm tù về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là cái giá của cái sự “danh không chính” cho nên “ngôn không thuận” và chẳng những “sự không thành” mà còn thân bại danh liệt. Bởi lẽ trên thế giới này dù là ở phương Đông hay phương Tây cũng không một quốc gia nào tồn tại một tổ chức quái đản là “hội nhà báo độc lập” nên cũng chẳng nơi nào có cái chức danh quái gở là “nhà báo độc lập”. Vì trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có quy định rõ: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”.
Điều đó cũng có nghĩa là mọi quốc gia, dân tộc đều có quyền xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với công ước quốc tế nêu trên. Vì thế, Luật Báo chí hiện hành có quy định cụ thể: Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Như vậy, ở Việt Nam chỉ những người được cấp thẻ nhà báo mới thực sự là nhà báo. Do đó, ở Việt Nam không tồn tại khái niệm ngụy biện là “nhà báo độc lập”. Đồng thời, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Luật Báo chí Việt Nam quy định cụ thể về đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo và tiêu chuẩn, điều kiện để được xét cấp thẻ nhà báo. Căn cứ vào những quy định nêu trên, ở Việt Nam cả hai khái niệm “hội nhà báo độc lập” và “nhà báo độc lập” đều không tồn tại.
Thế mới hay, triết lý chính danh của người xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và không bao giờ là cũ. Bởi lẽ, lịch sử loài người từ mấy ngàn năm trước cho tới nay đã chứng minh rằng, trong xã hội nếu ai mang danh nào thì phải hành xử đúng với cái danh ấy, vật mang danh nào thì bản chất phải đúng như cái danh ấy. Có như vậy thì mới đảm bảo xã hội không bị những kẻ không chính danh gây rối loạn./.
Yêu nước ST.
Phải thẳng thắn đấu tranh với những quan điểm sai trái, những suy nghĩ lệch lạc để xây dựng và phát triển đất nước
Trả lờiXóa