Chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn, là “bệ
đỡ” của việc hình thành, phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ
nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc Việt Nam được nảy nở và phát triển từ tình yêu
gia đình, làng xã, quê hương, yêu nhân dân lao động, tinh thần cố kết cộng đồng.
Nhà - Làng - Nước là cái trục chính để từ đó nhân lên sức mạnh của ý thức bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam trong quá trình phát triển. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được
hình thành và nuôi dưỡng bởi ý thức dân tộc; đến lượt mình chủ nghĩa yêu nước lại
là động lực và cơ sở cho sự phát triển của ý thức dân tộc, ý thức tự bảo vệ, ý
thức bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu
kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý
kín đảo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều
được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[1]. Đó là mối
quan hệ biện chứng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Thực
tiễn cũng cho thấy, bất cứ tiềm năng tinh thần dù to lớn bao nhiêu nếu muốn biến
thành sức mạnh vật chất đều cần phải được thường xuyên khơi dậy, bồi đắp chuyển
hóa thành các hành động cụ thể, thành các phong trào xã hội thiết thực; nếu
không nó sẽ bị xói mòn, tàn lụi, phai mờ, mất đi giá trị. Vận nước suy hay thịnh,
mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng
và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thẩn ấy. Người cũng thường xuyên quan tâm công tác giáo dục chính
trị, giáo dục truyền thống. Người cho rằng, giáo dục chính trị cốt là phải giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”. Người chỉ ra việc đầu tiên cần phải làm là giáo
dục cho bộ đội hiểu rõ về tình yêu quê hương, đất nước và con người; hướng về
nhân dân, lấy nhân dân làm gốc; phải có trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ, những lời chỉ dạy của Người đã trở
thành kim chỉ nam soi đường, dẫn lối để Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng và
phát triển, chiến đấu và trưởng thành. Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng thường
xuyên nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính là phải
chuyển hóa những kiến thức, những giá trị đặc trưng của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam cả truyền thống và hiện đại; những kinh nghiệm, những tấm gương về chủ
nghĩa yêu nước trong lịch sử và hiện tại; tình cảm yêu mến nhân dân, tính đồng
chí, đồng đội, đồng bào; tình yêu lao động, cố kết cộng đồng, tình làng nghĩa
xóm; những yêu cầu mới về chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới; tinh thần yêu
nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội; ý thức dân tộc, ý thức tự bảo vệ gắn với ý
thức, trách nhiệm bảo vệ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng... cho mọi cán bộ, chiến
sĩ nắm được những nội dung cốt lõi đó.
Trong giai
đoạn mới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là không chỉ chống
chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc
gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà
nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, hiện nay các thế lực thù địch
đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, nhằm lật đổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đối với Quân đội
nhân dân Việt Nam chúng thực hiện mâm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội với mưu
toan xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thủ tiêu chế độ xã hội chủ
nghĩa của nhân dân ta. Vì vậy, phải tổ
chức tốt các hoạt động xây dựng đơn vị, phong trào hành động cách mạng gắn với
các cuộc vận động và phong trào thi đua quyết thắng để giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho cán bộ, chiến sĩ. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước không chỉ nhằm trang bị
tri thức mà còn để bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện ý chí định hướng hành động yêu
nước cho họ. Để đạt được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải tổ chức tốt các phong
trào hành động cách mạng gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua quyết
thắng của đơn vị để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thông qua hoạt động ấy, vừa giúp cán bộ, chiến sĩ rèn
luyện ý chí yêu nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi để họ được cống hiến. Đồng thời,
thông qua các hoạt động thực tiễn đó có thể kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn
diện kết quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ. Ngoài
ra, các chủ thể cần tổ chức tốt các hoạt động, như huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu;
tăng gia sản xuất; bảo quản vật chất, vũ khí, trang thiết bị, thực hành tiết kiệm
điện, nước... Đồng thời, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia tốt các hoạt động
xã hội có ích, như giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng,
chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn đóng
quân; bảo vệ môi trường; phòng chống dịch bệnh...
Giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho đội ngũ
cán bộ, chiến sĩ trong quân đội; tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch. Chú trọng hơn nữa giáo dục
nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kết hợp giữa “xây” và “chống”. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng
giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ quân đội hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cần phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Trong những năm
qua, các thế lực cơ hội, phản động, thù địch triệt để lợi dụng và nhân danh chủ
nghĩa yêu nước để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây chia rẽ dân tộc,
làm tổn hại lợi ích quốc gia - dân tộc. Chúng triệt để lợi dụng những mặt còn hạn
chế trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số; những vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông; vấn đề tham nhũng,
lãng phí của cán bộ, đảng viên... để kích động quần chúng nhân dân chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; kích động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ biểu tình, bạo động đòi ly khai, thành lập khu tự
trị... Do đó, hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động gắn kết giữa giáo dục,
xây dựng lòng yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ với việc kiên quyết đấu tranh chống
các thế lực cơ hội, phản động, thù địch là vô cùng bức thiết. Qua đó, giúp cho
họ không những được bồi đắp lòng yêu nước mà còn tăng cường ý thức cảnh giác
trước các thủ đoạn mới của kẻ địch, góp phần củng cố tinh thần quyết tâm xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho
cán bộ, chiến sĩ hiện nay là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống
chính trị các cấp, các ngành. Đối với nước ta, xây dựng đất nước Việt Nam “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, không ngừng nâng cao tinh
thần yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là điều kiện căn bản để củng
cố và nâng cao niềm tin, tình cảm và ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét