Đến thời điểm này, không ai có thể phủ
nhận sự hữu dụng của mạng Internet. Đó là ngoài tác dụng giải trí, Internet
thật sự là một công cụ làm việc, học tập hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích
cực, môi trường mạng này cũng trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển của trẻ. Mạng ảo nhưng hậu quả ... rất thật!
Điện thoại, máy tính và mạng Internet
đang được trẻ em sử dụng ngày một nhiều hơn, nhất là trẻ từ 10 - 17 tuổi. Theo
một báo cáo của tổ chức UNICEF cho biết, 83% trẻ em Việt Nam từ 12 đến 13 tuổi
sử dụng Internet; con số này là 93% ở độ tuổi 14 - 15. Không chỉ sử dụng ở nhà,
Internet còn được sử dụng tại trường học, các nơi công cộng... Trẻ sử dụng
Internet nhiều như vậy, nhưng chỉ có khoảng 1/3 trẻ em được dạy về an toàn
mạng.
Mặt tích cực của môi trường mạng đã
rõ, nhưng mặt trái của Internet cũng lại là “bóng tối” dày đặc với người dùng
nếu không được chuẩn bị tâm thế vững vàng, nhất là trẻ em với đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi rất tò mò và thích khám phá, thích thể hiện bản thân. Nghiêm trọng
hơn, mạng Internet còn xuất hiện nhiều clip có nội dung ghê rợn, bạo lực, thậm
chí hướng dẫn người xem cách tự làm hại bản thân, xúi giục thử thách sinh tồn
trong những tình huống nguy hiểm... Những nội dung phản cảm như vậy là mối hiểm
họa vô cùng lớn đối với trẻ em - lứa tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt các
hành vi an toàn và không an toàn.
Mặt khác, trẻ em sử dụng internet quá
nhiều có thể dẫn đến tình trạng nghiện internet, nghiệm game, bỏ bê học hành, khép
kín trong thế giới riêng mình để rồi bị trầm cảm, trở thành một loại bệnh khó
chữa. Việc xem quá nhiều nội dung trên các nền tảng như: TikTok, Facebook,
Zalo, Telegram... còn khiến trẻ bắt chước làm theo rất nguy hiểm. Trẻ nhỏ có
thể sẽ bị ám ảnh về tâm lý dẫn đến trạng thái bất an, căng thẳng, rối loạn hành
vi, thậm chí còn tự gây thương tích cho bản thân do học theo mạng xã hội. Đau
lòng hơn, có em khi bị cấm cản đã dùng hung khí hành hung người thân trong gia
đình chỉ vì “địa chỉ đen” trên mạng dạy trẻ em cách hành xử bạo lực, kể cả tự
tử...
Như vậy không gian mạng xã hội với một
kho tri thức bao la nhưng cũng là một cái “chợ đầy rác” đang là con dao hai
lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Vậy,
quản lý trẻ em sử dụng mạng Internet ra sao? Làm thế nào để trẻ em được dùng “Internet
sạch” và hạn chế những tác động xấu tới tâm lý và sức khoẻ?, rất cần sự vào
cuộc của cả xã hội, từ nhà trường, cơ quan chức năng và nhất là các bậc phụ
huynh. Phải xây dựng cho được môi trường giáo dục toàn diện là Gia đình - Nhà
trường - Xã hội, nhưng trước hết và căn bản nhất phải xuất phát từ gia đình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét