Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

 

                        Liên minh công – nông – trí thức là một tất yếu khách quan

Thời gian gần đây JB Nguyễn Hữu Vinh viết tại trang “Rfavietnam”: “Chấn hưng văn hóa hay mở cửa cho tham nhũng văn hóa?”. Thông qua bài viết Y đã cố tình xuyên tạc khối liên minh công – nông – trí thức, khi lu loa rằng “đưa giai cấp công nhân được gọi là tiên tiến, giai cấp bần cố nông liên minh lên lãnh đạo xã hội, thực chất là phá vỡ hoàn toàn quy luật kinh tế xã hội và tiêu diệt những mầm mống tinh hoa của nền kinh tế đất nước”.

 

Luận bàn về vấn đề này, chỉ rõ cho Nguyễn Hữu Vinh biết rằng: Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức luôn là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam, kể cả trong cách mạng dân tộc, dân chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh và động lực to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 

Bằng luận cứ khoa học, khẳng định rõ: Liên minh công – nông – trí thức là một tất yếu khách quan, được chế định bởi các cơ sở xã hội hiện thực và được hiện thực hóa qua đường lối tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản; là nhu cầu tồn tại và phát triển của cả công nhân, nông dân và trí thức.

 

Trong khối liên minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Thông qua chính đảng của mình để đề ra đường lối cách mạng, những chủ trương lớn nhằm thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng để thực hiện đường lối đó cần phải có lực lượng. Bằng hành động và chính sách thực tiễn, giai cấp công nhân thu hút mọi tầng lớp lao động, trước hết là nông dân và trí thức về phía mình, cùng với họ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là điều kiện để giai cấp công nhân củng cố vai trò chính trị tiên phong của mình. Về phía nông dân, do địa vị kinh tế – xã hội và bản chất giai cấp của mình, nông dân tự nguyện tìm đến với giai cấp công nhân. Nếu không liên kết với công nhân, trí thức thì họ sẽ bị các giai cấp bóc lột lợi dụng, lôi kéo trở lại cuộc sống nô lệ, bị áp bức, bóc lột.

 

Ngày nay, sự tiến bộ của nông dân đã ngày càng gắn bó hơn với công nhân và trí thức. Để đẩy nhanh sản xuất nông sản hàng hóa, làm cho nông nghiệp phát triển bền vững, nông dân rất cần tới sự hỗ trợ của công nghiệp và những tri thức khoa học kỹ thuật. Đây là nhu cầu thiết thực để nông dân tìm đến và gắn bó với các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật. Công nghiệp và khoa học góp phần đắc lực vào quá trình giải phóng người nông dân, giúp họ tiếp xúc với nền văn hóa và văn minh nhân loại hiện đại, đồng thời có dịp để phát huy các giá trị văn hóa được tích tụ trong quá trình lao động, xây dựng ở nông thôn. Về phía tầng lớp trí thức, là một tầng lớp xã hội đặc biệt có đặc trưng nổi bật là lao động trí óc sáng tạo. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nhân, nông dân rất cần trí thức. Công nhân và nông dân tạo nên những cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt và làm việc cần thiết, đặt ra các nhu cầu làm động lực cho sự tìm tòi sáng tạo, hoạt động nghiên cứu của trí thức. Ngược lại, các lĩnh vực hoạt động của công nhân, nông dân sẽ là môi trường để trí thức đem khoa học kỹ thuật vào phục vụ cuộc sống.

 

Sau hơn 37 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đã lãnh đạo phát huy hiệu quả vai trò liên minh công – nông – trí thức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi thành tựu của đất nước đều có vai trò to lớn của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Trong đó, nền tảng liên minh công – nông – trí thức đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển và đã đạt được những thành tựu phát triển rất ấn tượng: Quy mô kinh tế tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 22 lần, tỷ lệ hộ nghèo từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193/200 quốc gia trên toàn thế giới, quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của Liên Hợp Quốc năm 2023, Việt Nam đứng thứ 79/150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Bằng những con số biết nói nêu trên, đã chỉ rõ Nguyễn Hữu Vinh là tên phản động, cố tình xuyên tạc sự thật, bịa đặt một cách trơ trẽn, vô căn cứ, hòng gây hoang mang, hoài nghi trong xã hội, đánh lừa những người kém hiểu biết, hướng lái dư luận theo những luận điệu sai trái của bọn chúng. Mỗi người dân cần hiểu và nhận diện đúng hành vi chống phá của các thế lực thù địch; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại mưu đồ chống phá của những kẻ như Nguyễn Hữu Vinh. Đồng thời, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã xác định, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của chính mỗi người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét