LUẬN ĐIỆU CŨ MÈM
Theo Sách trắng về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” năm 2018 khẳng định, quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống và lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, một dân tộc coi trọng tinh thần hòa hiếu, khoan dung, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn. Những giá trị tạo nên nguồn cội và cơ sở để quyền con người được phát triển ở Việt Nam được kết tinh, hun đúc trong đời sống lao động, phát triển quan hệ với quốc gia khác cũng như từ quá trình đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam nhằm chống ngoại xâm, giành lại cho mình những quyền và tự do cơ bản của con người. Tuy nhiên, tình cờ tôi đọc được một bài báo trên “Voatiengviet” (VOA) viết về nội dung phỏng vấn của ông PhiI Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của HRW cho rằng “Việt nam rõ ràng đang vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và tràn lan hơn”; tôi thấy ông ta “hồ đồ, nhai đi, nhai lại với những luận điệu cũ mèm sai sự thật về tình hình nhân quyền của Việt Nam” bởi:
Thứ nhất, xin được nói với ông PhiI Robertson
thế này: Lâu nay, tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) đã nhiều lần đưa ra những
thông tin sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh nhân quyền
ở Việt Nam. Các luận điệu vu cáo của HRW gia tăng, ngày càng tùy tiện, không chỉ
thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn thể hiện qua các báo
cáo, thông cáo báo chí… Tổ chức HRW này đã vu cáo, lấy cớ kêu gọi gây áp lực để
buộc Việt Nam chấm dứt các hành động “vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống”
hoàn toàn trắng trợn, bịa đặt sai sự thật.
Mặc dù, mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về
nhân quyền nhưng hoạt động của HRW đều thể hiện ý đồ, động cơ chính trị đen tối.
Nhìn vào các hoạt động của tổ chức này cho thấy sự bất hợp lý và ý đồ bôi nhọ,
hạ uy tín, hình ảnh của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một tổ
chức không hiện diện ở Việt Nam, không nắm được tình hình thực tiễn nhân quyền ở
Việt Nam song lại tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền. Riêng điểm này đã
thấy sự suy diễn, áp đặt từ các thông tin mà tổ chức này công bố và nguồn thông
tin HRW có được thực chất là do các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam cung cấp
nhằm tạo cớ bôi nhọ, chống phá.
Thứ hai, thực tế cho thấy để minh chứng rõ về
nhân quyền ở Việt Nam và sự ghi nhận của quốc tế trong nỗ lực bảo đảm nhân quyền
của Việt Nam: Ngay sau khi Việt Nam là thành viên của LHQ (năm 1977), vào những
năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các Công ước
quốc tế về quyền con người của LHQ.
Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã phê chuẩn,
gia nhập 7/9 Công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25
công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu
vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên
các công ước quốc tế về quyền con người. Ngay cả Mỹ hiện nay vẫn là nước duy nhất
trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989. Quốc gia này
cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, đều
cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Điều
này là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đó là coi trọng chăm lo hạnh phúc
và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành
hơn 100 chính sách liên quan đến việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế –
xã hội, cải thiện đời sống và bảo đảm an sinh cho người dân. Đặc biệt, phong
trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” quan
tâm thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm các quyền cơ bản cho nhóm người dễ bị tổn thương
trong xã hội, trong những năm qua đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng, hiệu quả
của toàn xã hội.
Hơn thế nữa Việt Nam đã trúng cử trở thành
thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 – 2025. Đây là lần thứ hai
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ, lần đầu là nhiệm kỳ 2014 – 2016.
Việc các quốc gia bầu chọn Việt Nam trúng cử thành viên của Hội đồng Nhân quyền
LHQ là một trong những minh chứng rõ ràng nhất và là sự khẳng định vị thế và uy
tín của Việt Nam đối với quốc tế trong đảm bảo quyền con người. Sự ghi nhận của
quốc tế không chỉ chỉ rõ những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con
người trên toàn cầu mà trước hết là sự ghi nhận đối với những nỗ lực của Việt
Nam trong bảo đảm các quyền cơ bản của con người ở ngay trong nước.
Vì vậy, dù ông PhiI Robertson núp bóng tổ chức
HRW hay một số tổ chức khác có cố tình tung tin sai trái, xuyên tạc, vu cáo Việt
Nam không có nhân quyền, đàn áp mạng xã hội, đàn áp tôn giáo, không lo cho dân,
bỏ mặc dân… thì cũng không thay đổi được sự thật, không thay đổi được những
thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét