·
Luận điệu xuyên tạc về chính sách an sinh xã hội của Đỗ Ngà
·
Bất chấp thực tế bảo đảm an sinh xã
hội ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, các thế lực phản
động, cực đoan thường xuyên tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc
công tác bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam, hòng hạ thấp uy tín và vai trò
lãnh đạo của Đảng ta. Trong bài “Bỏ mặc dân nghèo tự lo” với cái nhìn lệch lạc,
Đỗ Ngà đã cho rằng an sinh xã hội “là trách nhiệm của nhà nước, nó không phải
là trách nhiệm của người dân”, “nhà nước rũ bỏ trách nhiệm lo an sinh cho dân”,
“chế độ an sinh xã hội ở Việt Nam có chiều hướng thụt lùi”… Rõ ràng đây là
những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản
lý điều hành của Nhà nước và vai trò của nhân dân trong tham gia bảo đảm an
sinh xã hội.
·
Thứ
nhất, bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước
·
Bảo đảm an sinh xã hội là một chủ
trương lớn, đúng đắn và xuyên suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ổn định đời sống của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực hiện an sinh xã hội là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong việc tổ chức thực hiện; đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của
mọi cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc
bảo đảm an sinh xã hội. Người dân tham gia thực hiện an sinh xã hội, một mặt
phản ánh chế độ dân chủ trong xã hội ở nước ta; phát huy trí tuệ, tham gia ý
kiến, cung cấp cho cơ quan hoạch định chính sách thông tin về những mong muốn,
nguyện vọng của người dân; những ưu điểm, hạn chế của chính sách an sinh xã hội
hiện hành, trên cơ sở đó giúp các cơ quan chức năng xác định chính xác hơn mục
tiêu và các công cụ, giải pháp chính sách mới ban hành, góp phần đưa chính sách
sát với thực tế, phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế – xã
hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách. Mặt khác, khuyến khích, huy
động được nguồn lực vật chất, tinh thần to lớn từ nhân dân, để thực hiện an
sinh xã hội ngày càng thực chất và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình
mới.
·
Vì vậy, việc cho rằng “Nhà nước đẩy
trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và an sinh xã hội là trách
nhiệm hoàn toàn của Nhà nước” chỉ là luận điệu sai trái của Đỗ Ngà, hòng xuyên
tạc tình hình thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam; chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bởi lẽ, nếu coi an sinh xã hội chỉ là trách nhiệm
của Nhà nước thì sẽ không quán triệt hết quan điểm toàn diện trong bảo đảm an
sinh xã hội, sẽ không thu hút được mạnh mẽ các thành phần kinh tế, các chủ thể
và nguồn lực xã hội, đặc biệt là trí tuệ và những đóng góp to lớn của nhân dân
– nhân dân vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong bảo đảm an sinh xã hội.
·
Thứ
hai, kết quả bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam là không thể phủ nhận
·
Những năm qua, hệ thống chính sách
an sinh xã hội của Việt Nam đã bước đầu đảm bảo công bằng, toàn diện, tiệm cận
các tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước đáp ứng cơ bản quyền an sinh của người dân,
góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân. Vai trò, trách nhiệm tham gia, đóng
góp, thụ hưởng của các chủ thể liên quan đến an sinh xã hội được xác lập theo
xu hướng bao trùm và tiến bộ. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội được hiến định
trong HIến pháp năm 2013. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến an sinh
xã hội được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
·
Việc triển khai chính sách an sinh
xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Từ năm 2012 đến nay, bình quân hàng
năm giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 1,5 – 1,6 triệu người; tỷ lệ thất
nghiệp duy trì ở mức 2 – 2,2%. Độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế liên
tục tăng và mở rộng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 6000 – 8000
trường hợp người có công với cách mạng; trợ cấp hàng tháng cho 1,3 triệu người
có công. Đến 31/12/2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 16,547
triệu người (tăng gấp 6,6 lần năm 1995); số người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện là 1,45 triệu người (gấp 6,65 lần năm 2015). Số người tham gia bảo hiểm
y tế đạt 88,837 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số… Đặc biệt, trong
những thời điểm khó khăn như dịch Covid-19, Chính phủ đã có các biện pháp hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn. Bên cạnh ngân
sách Nhà nước, đã huy động sự đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp và người dân vào các gói an sinh.
·
Đánh giá về kết quả thực hiện an
sinh xã hội của Việt Nam, bà Ingrid Christensen – Giám độc văn phòng Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng “Mỗi lần đặt chân đến Việt Nam,
tôi đều thấy sự khác biệt và phát triển rõ rệt. Đặc biệt, sự phát triển thể
hiện qua việc Việt Nam đã vượt qua đại dịch Covid-19. Ở đó, Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội đã luôn hỗ trợ người dân đất nước mình, những người lao
động, các doanh nghiệp luôn luôn nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng”.
·
Những con số và nhận xét trên, cho
thấy Việt Nam đã rất nỗ lực trong bảo đảm an sinh xã hội và đạt được kết quả
tích cực, Nhà nước đã thể hiện được vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện và
huy động được toàn xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội, luận điệu “nhà nước
rủ bỏ trách nhiệm lo an sinh cho dân”, “chế độ an sinh xã hội ở Việt Nam có
chiều hướng thụt lùi” chỉ là sự xuyên tạc của Đỗ Ngà.
·
Để nâng cao hiệu quả thực hiện an
sinh xã hội, góp phần ổn định xã hội, phát triển đất nước, nâng cao đời sống
nhân dân; bên cạnh việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, giải
pháp và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia thực hiện an sinh xã hội,
cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với những luận điệu sai
trái, xuyên tạc kết quả thực hiện và chính sách an sinh xã hội của Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét