Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC


Theo quan điểm của Đảng, bảo vệ môi trường là một nội dung, biện pháp quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bài viết làm rõ quan điểm, đường lối của Đảng; thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường vì sự phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi chủ thể về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Một trong những giải pháp quan trọng được Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương xác định: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”(16). Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”(17). Theo đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần quán triệt nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Đến nay, các văn bản của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường đã tương đối hoàn thiện, đồng bộ, toàn diện cho từng ngành, lĩnh vực; người đứng đầu các sở, ban, ngành ở các tỉnh, thành cần phải tích cực, chủ động cụ thể hóa thành các chương trình, dự án hành động cụ thể, thiết thực, không thụ động, trông chờ sự giúp đỡ, hỗ trợ, định hướng từ Trung ương.
Trên cơ sở đặc điểm tình hình ở mỗi khu vực, địa bàn, người đứng đầu ở nơi đó xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải bảo đảm môi trường, không gây tổn hại đến đời sống của nhân dân, không để lại những bức xúc, gây cản trở trong sinh hoạt đời sống của người dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển bền vững của địa phương, không vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi sức khoẻ, tính mạng của người dân; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, cam kết chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, địa phương và những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình “Ngày thứ Bảy, Chủ nhật xanh”; “Nhà tôi xanh, sạch, đẹp”; “Chống rác thải nhựa”… và lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường
Đại hội XIII của Đảng xác định: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là cơ chế tài chính về khai thác, sử dụng về tài nguyên nước, bảo đảm công bằng, hiệu quả, bền vững trên nguyên tắc của thị trường và quản lý tổng hợp nguồn nước, bảo đảm nghiêm ngặt an ninh nguồn nước, nhất là nước sạch cho sinh hoạt”(18). Quán triệt tinh thần trên, các cơ quan, ban, ngành có liên quan đề cao tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tham mưu, đề xuất những nội dung đúng, trúng, có liên quan trực tiếp đến thực tiễn ô nhiễm môi trường, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương, từ đó, tổng hợp tình hình, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung về bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ ở mỗi vùng, địa phương. Đồng thời, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, kinh phí chống biến đổi khí hậu, tránh lạm dụng quyền lực trong xây dựng cơ chế, chính sách, lồng ghép động cơ cá nhân, “lợi ích nhóm”. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên môi trường, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm, xâm hại môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học”(19).
Ba là, tập trung xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đô thị lớn, các cụm công nghiệp.
Người đứng đầu các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa biện pháp tuyên truyền, giáo dục với xử lý theo quy định pháp luật đối với hộ gia đình, chủ sản xuất không tuân thủ quy định về môi trường. Ở những khu vực, địa bàn thường xuyên xảy ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, chính quyền các cấp cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không để tình trạng đó kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của người dân.
Tăng cường sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào xử lý ô nhiễm môi trường, huy động sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng có liên quan, đặc biệt là nhân dân trong bảo vệ môi trường.
Bốn là, quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Nước ta đang đứng trước nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản… Các cơ quan, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đều tính đến tái sinh, phát triển bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ hữu ích cho sự phát triển của địa phương. Nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng, không để kẻ xấu chặt cây, phá rừng, khai thác gỗ lậu; tăng đầu tư kinh phí, hỗ trợ cho bộ phận, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, nhất là ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Cần tính toán trước khi quyết định xây dựng các nhà máy thủy điện ở các địa phương, do những ảnh hưởng đến lòng đất và tài nguyên thiên nhiên mà không thể tái tạo được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét