"Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng
chính trị ở nước ta hiện nay, thực chất là một quá trình suy thoái từ bên trong
của lực lượng cách mạng; một mặt, do tác động khách quan, như mặt trái của nền
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và do âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đi sâu vào từng tổ chức, con người; mặt khác là từ
nguyên nhân chủ quan do một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong hai nguyên nhân đó, thì nguyên
nhân chủ quan là chủ yếu.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” về tư tưởng chính trị không phải bây giờ, cũng không phải chỉ có ở
Việt Nam mà đã xảy ra ở nhiều nước XHCN vừa qua, khi mà bối cảnh quốc tế có những
diễn biến phức tạp, cùng với đó là tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Nói cách khác khi mà cách mạng thế giới, cách mạng trong nước có những
“khúc quanh lịch sử” thì trong nội bộ Đảng sẽ xuất hiện những đối tượng cơ hội
chính trị làm nảy sinh vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chẳng hạn, ở
Liên Xô, sự xuất hiện “Chủ nghĩa xét lại hiện đại”, một trào lưu tư tưởng -
chính trị đối lập, thù địch với Chủ nghĩa Mác - Lênin vào đầu thập niên 60 của
Thế kỷ XX, đứng đầu là Khơrutsốp (nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô). Trào lưu này đã phê phán đòi “xét lại” học thuyết Mác -
Lênin. Cùng thời điểm đó, ở nước ta cũng đã xuất hiện những cán bộ, đảng viên,
trí thức và cả sỹ quan cao cấp quân đội bị ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng của
“Chủ nghĩa xét lại”... Đặc biệt từ khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã,
các đối tượng cơ hội chính trị ở nước ta lại càng có điều kiện nẩy sinh và phát
triển, làm tăng nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về
tư tưởng chính trị, đe dọa vị thế cầm quyền của Đảng và sự tồn tại của chế độ
chính trị XHCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét