Để tích cực phòng, chống "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị ở nước ta hiện nay, đòi hỏi các
tổ chức đảng cần sắc bén nắm chắc tình hình, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ đi đôi với tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong đó tập trung thực hiện tốt một số giải
pháp chủ yếu:
Đẩy mạnh
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, củng cố, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các cấp bộ Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên cần
kiên trì tiến hành có hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán những tư tưởng phi
macxít, phi xã hội chủ nghĩa, bao gồm: tư tưởng tư sản, tư tưởng về "xã hội
dân chủ", "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập"...
Muốn vậy, phải phát huy vai trò của đội ngũ làm công tác lý luận, của khoa học
xã hội và nhân văn, của cả hệ thống chính trị trong việc nghiên cứu lý luận, tổng
kết thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri
thức. Việc nghiên cứu phát triển lý luận đó có giá trị to lớn, góp phần bảo vệ,
khẳng định những nguyên lý khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, trước hết
là mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta
đã lựa chọn. Để làm được, một mặt cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng
viên giữ các cương vị chủ trì trong tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị
xã hội; mặt khác, cần nêu cao cảnh giác, nhạy bén phát hiện kịp thời những tư
tưởng đối lập, thù địch của các thế lực phản động và của những phần tử cơ hội
trong tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội; tiến hành
xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật đối với các hoạt động tuyên truyền
xuyên tạc phá hoại của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét