Trong hai ngày 01-02/11/2023
vừa qua tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
khóa 78 đã thảo luận về "Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại
và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba" và đã thông qua nghị quyết
"Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp
đặt đối với Cuba" với 187 phiếu thuận, 02 phiếu chống, trong đó có Mỹ,
Israel và 01 phiếu trắng (Ukraine).
Kể từ năm 1992, hằng năm Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc đều tổ chức thảo luận và thông qua ra Nghị quyết kêu
gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đã áp đặt với Cuba kể từ năm 1962 đến nay nhưng phía
Mỹ vẫn luôn bỏ phiếu chống và vẫn giữ nguyên quan điểm, lập trường của mình.
Dường như việc Nghị quyết này được thông qua cũng không có tính ràng buộc pháp
lý nên phía Mỹ vẫn tiếp tục phớt lờ những gì mà cộng đồng quốc tế đã và đang
lên tiếng phản đối lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba.
Theo ước tính của Liên Hiệp
Quốc, lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến Nhân dân Cuba, nền kinh tế Cuba thiệt hại vô
cùng lớn với hơn 130 tỷ USD trong 60 năm qua và nếu các lệnh cấm vẫn không được
tháo dỡ, các nước lo ngại Cuba sẽ khó hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và Nhân dân Cuba sẽ tiếp
tục trải qua những ngày tháng khó khăn trên nhiều phương diện khi lệnh cấm vận
chưa bị dỡ bỏ.
Mỹ đang cho thấy sự cường
quyền, áp đặt về cái gọi là giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” theo hệ giá trị và
phục vụ lợi ích cho chính nước Mỹ. Việc Mỹ cấm vận Cuba trong hơn 6 thập kỷ qua
có thể thấy là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại các tôn chỉ,
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với Việt Nam cũng như 186
quốc gia khác bỏ phiếu thuận đều nhất quán kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận, đưa
Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố và đảo ngược chính sách
hiện nay đối với Cuba, tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước,
trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại, tôn trọng chủ quyền quốc gia và độc lập chính
trị của nhau.
Phải chăng là nước lớn, là
cường quốc nên Mỹ có quyền được áp đặt giá trị, lợi ích của quốc gia mình lên
trên quốc gia khác?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét