Nâng tầm cán bộ, giảng viên ở Học viện Quốc phòng
Là trung tâm giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, quốc phòng hàng đầu của Quân đội và quốc gia, những năm gần đây, Học viện Quốc phòng (HVQP) đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng GD-ĐT; trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ngang tầm nhiệm vụ được xác định là vấn đề cơ bản, yếu tố có ý nghĩa then chốt, quyết định.
Bám sát thực tiễn, chuẩn hóa chức danh
Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, trực tiếp là Nghị quyết số 109-NQ/QUTW ngày 11-2-2019 của Quân ủy Trung ương về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, HVQP đã xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, giảng viên làm cơ sở đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng; coi trọng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, phong cách nhà giáo, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin... Nhờ đó, Học viện đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt tiêu chí ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, nghiên cứu khoa học cả trước mắt và lâu dài.
Do nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện đặt ra yêu cầu rất cao nên việc chuẩn hóa chức danh, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí công tác là nội dung rất quan trọng, làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo động lực cho cán bộ, giảng viên tích cực tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu. Bám sát các tiêu chuẩn chung đối với cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, Học viện đã từng bước chuẩn hóa đối với cán bộ, giảng viên qua đào tạo chính quy, cơ bản cấp chiến dịch, chiến lược ở HVQP; có chức vụ tương đương với mục tiêu đào tạo của Học viện.
Đối với cán bộ từ cấp chủ nhiệm bộ môn trở lên phải qua thực tiễn chỉ huy cấp sư đoàn và tương đương trở lên, có trình độ sau đại học về khoa học-nghệ thuật quân sự hoặc khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp chiến dịch, chiến lược; trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu; có tư duy đổi mới, sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, công tác. Cùng với đó, Học viện đã cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với các chức danh khác, đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí đối với giảng viên phải vừa là nhà giáo vừa là người chỉ huy, cán bộ quản lý để sẵn sàng bổ sung cho các cơ quan, đơn vị, địa phương khi có yêu cầu.
Nhập từ khóa tìm kiếm...
Giáo dục - Khoa học/Nhà trường Quân đội
Chia sẻ
Thứ năm, 02/11/2023 - 06:29
Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trênFollow on Google News
Nâng tầm cán bộ, giảng viên ở Học viện Quốc phòng
Là trung tâm giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, quốc phòng hàng đầu của Quân đội và quốc gia, những năm gần đây, Học viện Quốc phòng (HVQP) đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng GD-ĐT; trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ngang tầm nhiệm vụ được xác định là vấn đề cơ bản, yếu tố có ý nghĩa then chốt, quyết định.
Bám sát thực tiễn, chuẩn hóa chức danh
Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, trực tiếp là Nghị quyết số 109-NQ/QUTW ngày 11-2-2019 của Quân ủy Trung ương về “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, HVQP đã xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, giảng viên làm cơ sở đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng; coi trọng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, phong cách nhà giáo, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin... Nhờ đó, Học viện đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt tiêu chí ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, nghiên cứu khoa học cả trước mắt và lâu dài.
Do nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện đặt ra yêu cầu rất cao nên việc chuẩn hóa chức danh, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí công tác là nội dung rất quan trọng, làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo động lực cho cán bộ, giảng viên tích cực tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu. Bám sát các tiêu chuẩn chung đối với cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, Học viện đã từng bước chuẩn hóa đối với cán bộ, giảng viên qua đào tạo chính quy, cơ bản cấp chiến dịch, chiến lược ở HVQP; có chức vụ tương đương với mục tiêu đào tạo của Học viện.
Đối với cán bộ từ cấp chủ nhiệm bộ môn trở lên phải qua thực tiễn chỉ huy cấp sư đoàn và tương đương trở lên, có trình độ sau đại học về khoa học-nghệ thuật quân sự hoặc khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp chiến dịch, chiến lược; trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu; có tư duy đổi mới, sáng tạo, năng lực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, công tác. Cùng với đó, Học viện đã cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với các chức danh khác, đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí đối với giảng viên phải vừa là nhà giáo vừa là người chỉ huy, cán bộ quản lý để sẵn sàng bổ sung cho các cơ quan, đơn vị, địa phương khi có yêu cầu.
Nâng tầm cán bộ, giảng viên ở Học viện Quốc phòng
Nâng tầm cán bộ, giảng viên ở Học viện Quốc phòng
Cán bộ, giảng viên Khoa Quân sự địa phương, Học viện Quốc phòng trao đổi nghiệp vụ giảng dạy. Ảnh: SƠN BÌNH
Nâng tầm cán bộ, giảng viên
Để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, giảng viên, Đảng ủy HVQP tập trung xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở”. Theo Thượng tướng, PGS, TS Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc HVQP, hằng năm, trên cơ sở quy hoạch cán bộ đầu nhiệm kỳ và bám sát tiêu chuẩn đối với từng chức danh, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, thực tế đội ngũ cán bộ, giảng viên, gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, các cấp ủy đánh giá đúng thực trạng để rà soát, bổ sung, điều chỉnh và tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Trong đó chú trọng phát hiện cán bộ trẻ, có đức, có tài, có triển vọng phát triển để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giảng viên, chuyên gia đầu ngành. Học viện cũng chủ động tạo nguồn từ xa, tuyển chọn cán bộ trẻ, có năng lực sư phạm, phẩm chất, đạo đức tốt trong toàn quân và phát hiện, tuyển chọn trong số cán bộ học tập tại Học viện đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng điều động về Học viện công tác.
Học viện mạnh dạn quy hoạch những cán bộ, giảng viên trẻ có năng lực vào lãnh đạo, chỉ huy các phòng, ban, bộ môn, cơ quan, khoa giáo viên, hệ quản lý học viên. Đồng thời phát huy tốt cán bộ có năng lực thực tiễn giỏi, có kinh nghiệm để vừa tạo sự đột phá vừa có tính kế thừa vững chắc, tránh hẫng hụt trong đội ngũ. Kịp thời thay thế và kiên quyết đưa ra khỏi nguồn những cán bộ, giảng viên không còn đủ tiêu chí, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín thấp, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Học viện chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có cơ cấu đồng bộ, hợp lý, có các chuyên gia đầu ngành giỏi về lý luận quân sự, chiến lược quốc phòng, nghệ thuật quân sự và năng lực thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy cấp chiến dịch, chiến lược. Thượng tướng Lương Đình Hồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy HVQP cho rằng, ngoài việc truyền thụ tri thức khoa học, giảng viên phải nâng tầm tư duy, truyền thụ kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng “tay nghề” cho người học.
Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, HVQP hướng trọng tâm vào thực hiện phương châm “vừa toàn diện vừa chuyên sâu”, thực hiện việc “chuẩn hóa” đội ngũ, bảo đảm tính kế thừa và liên tục. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng tầm tư duy, trình độ thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cấp quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng cho đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ giảng dạy. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, song chú trọng nâng cao trình độ khoa học chuyên ngành tương xứng và nghiên cứu, nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là tư duy mới về: Quốc phòng, an ninh, quân sự, kiến thức về kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ, ngoại giao, pháp lý; năng lực dự báo, đánh giá tình hình, xử lý tình huống, thích ứng với sự phát triển mau lẹ, khó lường; bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ... bảo đảm đủ khả năng tham gia các lớp tập huấn, hội thảo khoa học quốc tế và giảng dạy cho học viên quốc tế...
Để đội ngũ cán bộ, giảng viên nắm sâu thực tiễn, Học viện kết hợp đồng bộ nhiều hình thức, biện pháp phù hợp như: Cử đi đào tạo trong và ngoài nước; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng ở các lớp tập trung, tại chức với tự đào tạo; tổ chức đi thực tế ở các đơn vị; thực tế nghiên cứu trên các địa bàn chiến lược và thông qua các đợt diễn tập, tập huấn, hội thảo khoa học, thi giảng viên, cán bộ cơ quan giỏi..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét