Với tố chất là một học trò thông minh và có phẩm chất sáng ngời, năm 1938, Võ Nguyên Giáp đã thi đỗ ngoại hạng về môn kinh tế - chính trị, nhưng anh sinh viên này đã khước từ con đường sang Pari nước Pháp học tập và chọn cho mình một con đường giản dị nơi quê nhà. Đến năm 1939, nhà giáo Võ Nguyên Giáp đã đứng lớp dạy môn Lịch sử tại trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội). Nhưng sau đó, để chuẩn bị cho cách mạng, Thầy đã “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”.
Mường tượng về cuộc đời của thầy giáo Võ Nguyên Giáp nếu không có chiến tranh, một Nhà văn chuyên viết truyện lịch sử đã viết: “Giá như không có chiến tranh, Võ Nguyên Giáp sẽ có thể mãi mãi là một người thầy giáo dạy Sử bình thường. Một người thầy ngày ngày kể cho học sinh nghe những câu chuyện về Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...
Nhưng lịch sử đã dẫn dắt cuộc đời Người theo một hướng khác và trao vào tay Người một sứ mệnh vĩ đại. Người không thể tiếp tục ngày ngày kể cho học sinh nghe những câu chuyện về các vị Anh hùng... Những thầy giáo dạy sử khác sẽ làm điều đó: "họ sẽ kể cho học sinh nghe về Võ Nguyên Giáp - một vị tướng Anh hùng".
Mặc dù Đại tướng được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự nhưng hình ảnh vị tướng “văn võ song toàn” luôn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức của người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục. Đại tướng mang cốt cách của một nhà giáo ưu tú và thật sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đại tuớng không khi nào hết lo lắng, trăn trở vì sự nghiệp giáo dục.
Người nhấn mạnh: "Giáo dục rất quan trọng. Muốn chấn hưng đất nước, muốn đào tạo con người có ích cho xã hội thì phải coi giáo dục là ưu tiên bậc nhất."
Đúng thế, Đại Tướng của chúng ta là vị tướng của Nhân dân và của Thế giới này:
"Văn lo việc Nước, Văn thành Võ;
Võ thấu lòng Dân, Võ hoá Văn"
(St)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét