Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
đinh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi.
Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Tuy nhiên, Người nhấn
mạnh, “trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng
con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có
cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái”. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự giảm
sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm
chất đạo đức, xuống cấp về lối sống. Cũng như phát triển, suy thoái bao giờ
cũng mang tính bản chất, tính tổng thể của sự vật, hiện tượng, quá trình hay
con người và tổ chức của con người.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng với những biểu hiện
khác nhau về tính chất, mức độ, đối tượng, từ đảng viên không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý, đến đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cán bộ
cấp cao. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng đã chỉ rõ những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện tự diễn
biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên. Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành ngày 30 -10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng
thắn chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng chính trị; đạo đức,
lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có ý nghĩa đối với
công tác xây dựng Đảng. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến uy tín, vai trò lãnh
đạo của Đảng, đến vận mệnh của nước nhà. “Sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong công tác cán bộ sẽ để
lại những hệ lụy khó lường, không chỉ phương hại đến uy tín của Đảng, của cơ
quan, đơn vị, giảm sút niềm tin trong nhân dân mà còn gây thất thoát, lãng phí,
kìm hãm sự phát triển chung cần sớm nhận diện để ngăn chặn”.
Giải pháp nâng cao hoạt động ngăn
chăn, đẩy lùi những suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên
Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống vừa là vấn đề
cơ bản, phải tiến hành thường xuyên, lâu dài; vừa là vấn đề cấp bách, phải tiến
hành bằng những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, không chủ quan với những kết
quả bước đầu. Khi sự suy thoái đạo đức, lối sống đã trở nên “nghiêm trọng và
kéo dài”, khi nó đã len lõi vào cả cán bộ cấp chiến lược làm xói mòn niềm tin
của nhân dân thì ngăn chặn và đẩy lùi nó phải được tiến hành bằng nhiều giải
pháp, cụ thể như sau:
Một là. Nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng của đảng, trình độ lý luận chính trị và bản lĩnh chính trị của đội ngũ
cán bộ, đảng viên
Đây
là giải pháp cơ bản, giữ vai trò nền tảng trong nâng cao hiệu quả đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên và phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ tổ chức Đảng. Vì “tư
tưởng không thông vác bi đông cũng thấy nặng”. Các cấp ủy, tổ chức đảng
phải nhận thức đúng và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, giáo dục nâng
cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên thấm
nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn của đường lối đổi mới. Đồng thời chủ động kịp thời có dự báo về
tình hình tư tưởng, phê phán các quan điểm sai trái, bất mãn, phản động kịp
thời, thường xuyên bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp với nhận thức của
từng đối tượng.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đạo đức cách mạng
không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà
phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”[8].
Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nâng cao trí tuệ, bản lĩnh chính trị,
tăng cường tính chiến đấu; đồng thời, phải thường xuyên rèn luyện hàng ngày.
Khi thấy những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu nảy sinh ở cơ quan, đơn vị mình,
phải thể hiện rõ thái độ bất bình, dũng cảm đấu tranh. Mọi sự thờ ơ, thiếu
trách nhiệm hoặc nể nang, né tránh không dám đấu tranh cũng đồng nghĩa với việc
dung túng, bao che cho tiêu cực, lạc hậu, để chúng có điều kiện nảy sinh, tồn
tại và phát triển. Đối với tổ chức đảng các cấp, một mặt phải tăng cường công
tác giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về chính trị, năng lực
công tác và phẩm chất đạo đức, lối sống; mặt khác, phải khắc phục triệt để
những hạn chế, bất cập, nhất là trong quy hoạch, nhận xét, bổ nhiệm, đề bạt đội
ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Đổi
mới hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị; phương pháp học tập,
nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Đảng, kết hợp chặt chẽ hình thức phổ
biến, quán triệt làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; gợi mở những vấn đề thực tế
đang đặt ra với các hình thức tọa đàm, trao đổi, phát huy tìm tòi, sáng tạo của
mỗi cá nhân; đồng thời, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các công trình, đề
tài nghiên cứu khoa học để làm rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng. Coi
trọng phương pháp nêu gương, cấp trên nêu gương trước cấp dưới, noi gương học
tập các điển hình tiên tiến, thực hiện tốt chế độ thông tin tình hình, định
hướng tư tưởng.
Hai là. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là nhằm
góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng; bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, ngăn chặn
và hạn chế cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt Đảng. Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trong thời gian tới, toàn Đảng
cần tăng cường những giải pháp cụ thể hơn, đó là: Cấp ủy đảng và ủy ban kiểm
tra các cấp phải quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là
nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Nghị quyết Đại hội lần thứ
XIII, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng về những vấn đề
liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Từ đó, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng với trách nhiệm
và quyết tâm chính trị cao. Người đứng đầu cấp ủy, cán bộ chủ chốt ở mỗi cấp và
cấp trên phải thực sự gương mẫu thực hiện để làm gương cho cấp dưới. Tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát với tinh thần kiên quyết, kiên trì, thực
sự dân chủ. Khi nhận xét, đánh giá, kết luận, xem xét xử lý tổ chức Đảng và cán
bộ, đảng viên vi phạm phải thận trọng, khách quan, công minh, chính xác, thấu
tình đạt lý. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện nghiêm túc, khách
quan; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng
viên sửa chữa, khắc phục hạn chế, yếu kém, vi phạm (nếu có), bảo đảm công tâm,
nghiêm minh, chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả. Kiểm tra, xem xét việc
giải quyết những vụ việc có thông tin hoặc đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo,
nhất là những vụ việc bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm; bảo đảm xét xử kịp
thời, nghiêm minh, trước hết là những vụ án nghiêm trọng, phức tạp.
Ba
là. Xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
Để
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay đạt hiệu quả, góp phần củng cố,
nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cần nhìn
thẳng vào sự thật để xử lý nghiêm minh, triệt để những cán bộ, đảng viên suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây
là giải pháp có ý nghĩa răn đe, giáo dục chung cho mọi cán bộ, đảng viên đối
với những vi phạm khi vướng vào các tiêu cực suy thoái đạo đức, lối sống. Theo
đó, mọi vi phạm của cán bộ, đảng viên phải được kiểm tra, xác minh, kết luận,
xử lý nghiêm minh và công khai, kịp thời, chính xác, đúng tính chất, mức độ vi
phạm theo kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. “Điều
này khẳng định quyết tâm cao của Đảng trong việc xử lý cán bộ, đảng viên có sai
phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”[9].
Kết quả xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên phải được thông báo công khai,
rộng rãi trong cơ quan, đơn vị mới có tác dụng răn đe đối với những cán bộ,
đảng viên khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét