Tại
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), lần đầu tiên, Đảng
ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”: Xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (sửa đổi, bổ sung 2011), Đảng ta
khẳng định một trong những đặc trưng của chế độ là “xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, chỉ rõ: “Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm này được Hiến pháp
2013 tiếp tục ghi nhận, đồng thời chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện”. Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền
tư sản là ở chỗ: Pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công
cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế
độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và
bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật Nhà nước
bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện
chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng
thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân
tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng
Việt Nam, không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn
giáo. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn coi trọng đổi mới hệ thống
chính trị mà trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực
tiễn qua 35 năm đổi mới, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN ngày càng đầy đủ và phát triển hơn, tạo cơ sở vững chắc
cho việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát
triển đất nước trên con đường đi lên CNXH.
Xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thật sự của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét