Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sau hơn 35 năm đổi mới Kinh tế - xã hội có bước phát triển rõ rệt, đời sống Nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm hẳn, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng. Công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị có
nhiều quan điểm sai trái, xuyên tạc lệch lạc về vấn đề này. Chúng cho rằng, “Đã công nhận kinh tế thị trường tức là
đã thừa nhận chủ nghĩa tư bản, do vậy phải cắt “cái đuôi” định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Phát triển KTTT thì không thể xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH), chủ trương gắn KTTT với định hướng XHCN là không có cơ
sở. Đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, phiến diện và phi khoa học.
Vậy,
đâu là sai lầm của những luận điểm cho rằng không thể có nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa?
Thứ
nhất, đồng nhất kinh tế thị
trường với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; cho rằng chỉ có một loại kinh
tế thị trường là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Thực chất, nguồn gốc và
bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, các phạm trù (giá trị, giá
cả, hàng hóa, tiền tệ), quy luật (giá trị, cạnh tranh, cung - cầu) của kinh tế
hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù,
quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản sử dụng để phát
triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là sản phẩm của
văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Chủ
nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động,
phát triển của mình.
Thứ hai, các luận điệu rất sai lầm khi cho rằng các quy luật của kinh tế
thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đối lập nhau, loại trừ
nhau.
Nền kinh tế thị trường thì phải vận hành theo các quy luật của
kinh tế thị trường như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung -
cầu,… trong đó quy luật giá trị là trung tâm. Trong tất cả các nền kinh tế thị trường hiện đại trên
thế giới hiện nay, đều có hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường và có
vai trò quản lý của nhà nước. Nhà nước vừa bảo đảm, tôn trọng, tạo môi trường
hoạt động cho các quy luật kinh tế thị trường; vừa hạn chế, khắc phục những tác
động tiêu cực, tự phát do các quy luật kinh tế thị trường gây ra; giữ môi
trường ổn định cho phát triển kinh tế và hướng sự phát triển kinh tế vào các
mục tiêu xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến an sinh xã hội. Song,
không có phê phán nào về vai trò của nhà nước, cho rằng điều này đối lập với
hoạt động của các quy luật của kinh tế thị trường. Vậy tại sao lại phản bác một
cách vô lý phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam!?
Thứ
ba, thực tiễn quá trình đổi mới,
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về cơ bản đã hội
đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế
như: đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh
doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế
cạnh tranh bình đẳng, hệ thống thị trường phát triển ngày càng đồng bộ…; vai
trò của nhà nước về quản lý kinh tế đã được đổi mới, quản lý bằng luật pháp,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực kinh tế của
nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị
trường,… Các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị
trường gắn với vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định xã hội, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường, phát triển nhanh và bền vững đất nước,…
Nội
dung và phương thức quản lý của Nhà nước như vậy không những không mâu thuẫn,
đối lập, không cản trở hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, mà còn
tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của các
quy luật, để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hướng đến mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, có thể khẳng
định, các quy luật của kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không đối lập nhau, không loại
trừ nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Với cách nhìn toàn diện, hệ thống, khách quan, khoa học
và thực tiễn 35 năm đổi mới, có thể khẳng định phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận
cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và để lại nhiều bài học có giá
trị lý luận và thực tiễn cho thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Thứ nhất, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định
vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng
trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất
lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại những thay đổi rất to lớn cho
Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Mức tăng
trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu
nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513
triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo
giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD. (1) Cơ cấu
tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm khoảng 27% từ
kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư
nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (2).
Đặc biệt,
sau khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19, từ quý IV-2021 nền kinh tế
Việt Nam đã mở cửa trở lại và có những bước hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ.
Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,59% so
với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với
năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm
trước. Thặng dư cán cân thương mại 11,2 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thực hiện tại Việt Nam đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.
An sinh xã hội đạt nhiều kết
quả quan trọng, nhất là trong giáo dục, y tế, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công.
Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn
phí. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần ba
lần. Đến tháng 4-2022, cả nước có 5.706/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong
đó 663 xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (3); hầu hết các xã
nông thôn đều có đường ô-tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu
học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại.
Nhờ kinh tế phát triển, Việt
Nam có điều kiện để chăm sóc tốt hơn người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh
hùng, chăm lo phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Đời sống văn hóa
cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng.
Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số sử dụng internet, là một trong những nước có
tốc độ phát triển internet cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt
Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ.
Tóm lại, những luận điểm sai trái về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quan điểm chủ
quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, những luận
điểm này đã dựa trên những phân tích, nhận xét phi khoa học, không logic, không
hệ thống và không toàn diện. Về thực tiễn, những luận điểm này cũng hết sức
phiến diện, quy chụp, phi thực tế khi không thấy rõ điều kiện lịch sử cụ thể
của Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thừa nhận những thành quả
trong phát triển kinh tế, trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian
qua./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét