Sự phát triển của Internet đã tạo
ra những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng,
an ninh, qua đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những tiện ích hết sức to
lớn do Internet mang lại thì những mặt trái, tiêu cực của nó cũng hàng ngày,
hàng giờ tác động không hề nhỏ, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội của
chúng ta bằng vô số những thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc được phát tán
lên các trang wesbite, blog, mạng xã hội, trên phần bình luận phản hồi của các
báo điện tử…
Đặc biệt trong tình hình hiện nay,
các thế lực thù địch phản động, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng những hạn chế
trong quản lý, điều hành đất nước, cùng các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, suy
thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tăng cường chống phá nền tảng, tư tưởng
của Đảng bằng nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng trắng trợn, tinh vi, thâm độc
hơn, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Họ
rêu rao rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ có giá trị ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, đến nay không còn phù hợp nữa; sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là minh chứng cho sự sụp đổ của
chủ nghĩa Mác - Lênin… Từ đó, họ ngụy biện rằng chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là
đáng giá, với mục đích đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là một luận điểm rất nguy hiểm, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến tới phủ
nhận nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đối với Quân đội Nhân dân Việt
Nam, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch cũng không nằm ngoài sự
chống phá của chúng đối với cách mạng Việt Nam, nhằm thực hiện “phi chính trị
hóa” Quân đội, tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện mục
tiêu đó, các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, cương lĩnh của Đảng…,
làm cho cán bộ, chiến sĩ và bộ đội từng bước phai nhạt, dẫn đến xa rời mục
tiêu, lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thiếu niềm tin, phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội… Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng trên internet, mạng xã hội đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cơ quan,
đơn vị phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Những năm qua, Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp cả về tổ chức, lực lượng, nội dung, hình
thức, phương tiện để đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Trong đó, công tác giáo dục chính trị được đặt lên hàng đầu, góp phần nâng cao
nhận, thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối quân sự quốc phòng của Đảng; nhiệm vụ của Quân đội, đơn
vị. Đồng thời nhận rõ quan điểm sai trái, âm mưu thủ đoạn, chống phá nền tảng
tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch, luận giải, làm rõ những giá trị bền
vững, tính đúng đắn khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, mục tiêu lý tưởng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động,
thu hút được đông đảo lực lượng tham gia đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính
trị hóa” quân đội của các thế lực phản động, thù địch. Nhiều trang website,
blog của các tổ chức, cá nhân phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền,
phê phán các quan điểm sai trái, thù địch. Báo chí quân đội đã tích cực mở các
chuyên trang, chuyên mục đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với nhiều
bài viết sắc sảo, tính chiến đấu cao, có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục,
được dư luận, cán bộ, chiến sĩ đồng tình ủng hộ.
Quán triệt, thực hiện Chỉ thị
28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường
công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Chỉ thị 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin
mạng trong tình hình mới, Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị,
về tăng cường bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87-CT/TW, ngày 08/7/2016 của Thường vụ Quân ủy Trung
ương về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
nghiêm túc với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
Các cơ quan thông tấn, báo chí mở
nhiều chuyên mục về nội dung này, với nhiều bài viết chuyên sâu về tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt chuyên mục mỗi ngày một lời
Bác Hồ dạy đã góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh thực sự
trở thành nền tảng tinh thần vững chắc cho quân đội và xã hội.
Công tác thông tin, truyền thông,
văn hóa, văn nghệ có nhiều đổi mới giữ vững định hướng bám sát và phục vụ kịp
thời nhiệm vụ chính trị của đất nước, Quân đội đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống
văn hóa, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ. Qua đó, bồi đắp lý tưởng cách mạng,
phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; ngăn chặn, hạn chế sự tác động của quan điểm
sai trái, thông tin xấu độc đến cán bộ, chiến sĩ, giữ vững trận địa tư tưởng của
Đảng trong Quân đội./.
Cần phải chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
Trả lờiXóa