Phải khẳng định rằng “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”, nghĩa là bao quát nhiều lĩnh vực, nhưng không phải tất cả mọi vấn đề đều gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở đây cần hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh như là những tư tưởng chính trị theo nghĩa rộng, gồm tư tưởng về mục tiêu cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về mục đích cách mạng: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về lực lượng cách mạng: Toàn dân tộc lấy công-nông làm gốc; về tổ chức cách mạng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận đoàn kết toàn dân; về phương pháp cách mạng: Động viên toàn dân, tổ chức toàn dân… Do đó, yêu cầu phương pháp luận khi nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. Nhận thức như vậy thì trong nghiên cứu và vận dụng sẽ tránh được các khuynh hướng sai lầm và xuyên tạc cho rằng không có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ một vài phát biểu ngắn gọn hoặc quan điểm chỉ đạo thực tiễn của Người; hoặc cái gì cũng quy về tư tưởng Hồ Chí Minh mà không hiểu tư tưởng của Người chỉ gắn với những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa