Năm
2023, kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sự ra đời ngày 20/11 là một
dấu mốc quan trọng trong giáo dục và giờ đây ngày này trở thành ngày hội của
các thế hệ học sinh tri ân các thầy cô giáo.
1.
Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Từ
tháng 7/1946, tại Paris, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập, lấy
tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération
Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm
1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), FISE đã ra bản "Hiến
chương các nhà giáo" gồm 15 chương.
Trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, để tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố
cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với
giáo viên và học sinh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE.
Từ
ngày 26 – 30/8/1957, Hội nghị FISE diễn ra tại Thủ đô Warszawa.
Hội
nghị có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy
ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Năm
1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm
trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước
vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt
Nam.
Tại
Việt Nam, trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không chỉ được tổ chức tại Hà Nội,
mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời ở thời điểm đó) đến
các vùng biên giới hải đảo.
Việc
tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hàng năm đã sớm trở thành
ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Sau
khi đất nước thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng
của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ
VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng
Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11
hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ý
nghĩa lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Dân
tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Từ xa xưa, ông cha đã khuyên răn
đời sau về đạo lý này: "Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư" (Một chữ cũng
là thầy – Nửa chữ cũng là thầy), "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay
chữ phải yêu lấy thầy"….
Từ
lâu, ngày 20/11 không chỉ là ngày hội riêng của ngành giáo dục mà đây còn là một
ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Việt Nam, là ngày
"tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh những “người lái đò thầm lặng”, những người
hoạt động trong ngành giáo dục. Đó cũng là dịp kỷ niệm thường niên của nghề
giáo Việt Nam, để học sinh, là thời điểm đặc biệt cho thế hệ học trò bày tỏ
lòng biết ơn và tôn trọng đối với thầy cô. Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay
đã bước ra ngoài xã hội, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là cơ hội để gửi đến thầy
cô những lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa.
Ngày
20/11 hàng năm còn là dịp để ngành giáo dục nhìn lại, đánh giá hiệu quả và có
những phương hướng mới: một ý nghĩa to lớn khác của ngày này là để tôn vinh
ngành giáo dục cũng như những người đang thầm lặng cống hiến cho công cuộc trồng
người của dân tộc, đồng thời nhìn lại những kết quả hoạt động trong 1 năm của
toàn ngành, tiếp tục đưa ra những phương hướng và đổi mới cho những năm sau.
Từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày lễ để các thế
hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các thầy cô giáo. Cũng vào ngày
này, toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức
và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn
vinh, hạnh phúc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét