Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, công tác tôn giáo ở Việt Nam ngày

càng tốt hơn. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khoá VI về

“Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” và Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày

12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công

tác tôn giáo đã có những bước đổi mới có tính đột phá, thừa nhận “tôn giáo là vấn đề

còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân;

đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” và “tôn

giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội”. Đây là

những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

không chỉ khẳng định sự “tồn tại lâu dài” của tôn giáo, mà còn phát triển lên mức cao

hơn, làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với

quan điểm đó, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng vừa quan


tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh việc

chống lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Hòa trong dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, với sức mạnh

được hun đúc từ mạch nguồn văn hóa: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức độc lập dân tộc,

tự chủ, tự cường, đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “thương người như thể thương

thân”, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định trong những mức độ khác

nhau vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Không chỉ đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tôn giáo còn là một bộ

phận cấu thành của văn hoá Việt Nam. Những giá trị văn hóa tốt đẹp, tiến bộ của tôn

giáo đã góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bằng những giáo lý nhân văn, bác ái của mình, các tôn giáo ở Việt Nam đã phát huy, lan

toả các giá trị văn hóa, đạo đức nhân văn, bác ái ấy vào đời sống xã hội, góp phần tạo

nên những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, ứng xử nhân văn, nhân ái của dân tộc ta, đóng

góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, cụ thể hóa thành những hành động thiết thực, cứu

người, giúp đời, chung tay cùng đồng bào tôn giáo và đồng bào không có tôn giáo xây

dựng đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết dân tộc, đồng lòng đồng sức của toàn thể

nhân dân Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài, chúng ta tin tưởng rằng, sự tương đồng

trong mục tiêu phấn đấu vì con người, vì sự phồn vinh của đất nước, tín đồ các tôn giáo,

trước hết là con dân Việt, công dân Việt, sẽ sống “tốt đời, đẹp đạo”, mãi tiếp bước trên

con đường “đồng hành với dân tộc”, vượt lên mọi thách thức và đập tan mọi âm mưu

đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt

Nam. Đưa đất nước vững bước đi lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét