Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

Âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam

 


 Âm mưu cơ bản xuyên suốt: Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo làm “ngòi nổ” nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây mất ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hoá” hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Âm mưu chủ đạo của các thế lực thù địch là tìm mọi thủ đoạn nhằm đạt được mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, chuyển hóa, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, một nội dung quan trọng của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta. Phương châm của các thế lực thù địch trong “diễn biến hòa bình”: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự.

Mục tiêu cụ thể: Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hóa sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Xây dựng lực lượng chống đối, hình thành các tổ chức phản động trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét