Chủ
nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là một khoa học độc lập thuộc nhóm xã
hội - nhân
văn, ra đời vào thế kỷ XIX trên cơ sở
chín muồi của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tiền đề văn hoá tư tưởng và
công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen. Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu
theo hai nghĩa. Theo
nghĩa rộng,
Chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, với tư cách là một
học thuyết chính trị - xã hội hoàn chỉnh, cân đối, triệt để cách mạng, luận
chứng một cách toàn diện dưới góc độ triết học, kinh tế chính trị và xã hội -
chính trị về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời, chiến thắng của
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đều tất yếu như nhau. Theo nghĩa hẹp, Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lênin, là biểu hiện
lý luận của phong trào công nhân,
trực tiếp luận chứng khoa học dưới góc độ chính trị - xã hội quá trình đấu
tranh giai cấp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
đảng cộng sản, nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Chủ
nghĩa xã hội khoa học có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp, nghiên
cứu riêng; có hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật mang tính độc lập tương
đối; có sự kế thừa và phát triển tư tưởng trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa xã hội khoa học
có vị trí, vai trò quan trọng:
Chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa
và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong lịch sử lên tầm cao mới, chất
lượng mới. Sự ra đời, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên cơ sở hiện
thực và khoa học vững chắc, có sự kế thừa và phát triển những giá trị tư tưởng,
khắc phục và loại trừ những hạn chế, những yếu tố không hợp lý của các trào lưu
tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng trong lịch sử; đồng thời đáp ứng kịp thời
những yêu cầu mới mà cuộc sống xã hội đặt ra. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một
giá trị văn hoá, văn minh nhân loại, đã tìm ra những quy luật, tính quy luật của quá trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin,
làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin thật sự là học thuyết
khoa học, cách mạng, cân đối, hoàn bị. Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ quả tất
yếu rút ra từ triết học và kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Chủ nghĩa xã
hội khoa học là lý luận về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, là lý
luận chính trị - xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động thực tiễn đấu tranh của
giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ nhằm nhận thức thế giới một
cách đúng đắn, không dừng lại ở việc chỉ ra tính tất yếu khách quan, các nguyên
nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà còn vạch rõ mục tiêu, con
đường, lực lượng, các phương pháp cách mạng đúng đắn để hiện thực hoá việc cải
tạo thế giới, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã
hội khoa học là hệ tư tưởng chính trị, cơ sở lý luận chính trị trực tiếp để các
Đảng Cộng sản và công nhân đề ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược
cách mạng. Chủ nghĩa xã hội khoa học luôn
gắn kết chặt chẽ giữa khoa học và cách mạng, giữa tính khoa học và tính giai
cấp, tính đảng; giữa lý luận và thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, thực tiễn xã hội... vì vậy, từ khi ra đời đến nay, Chủ nghĩa xã hội khoa
học luôn luôn bị các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận và tìm cách loại bỏ. Do
đó, luôn kiên định và phát triển, trung thành và vận dụng sáng tạo các nguyên
lý của Chủ nghĩa xã hội khoa học là điều kiện cơ bản bảo đảm để giai cấp công
nhân, các đảng cộng sản thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng xã
hội chủ nghĩa; hạ thấp, từ bỏ và phản bội các nguyên lý Chủ nghĩa xã hội khoa
học, chắc chắn gây nên những tổn thất khôn lường đối với phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở mỗi nước và thế giới. Chủ nghĩa
xã hội khoa học là vũ khí lý luận sắc bén của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế trong cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận chống lại chủ nghĩa chống cộng,
chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
Đối với Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho mọi hành động cách mạng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam,
không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn
là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[1].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét