C.Mác khẳng định:
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có
giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy
tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp
vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”[1]. Ra đời và phát triển cùng với
nền đại công nghiệp, nên giai cấp công nhân có số lượng và chất lượng ngày càng
tăng, được đại
công nghiệp rèn luyện, tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Giai cấp công nhân lại có hệ tư tưởng độc lập và
tiên tiến đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ đó, giai cấp công nhân có những phẩm chất
ưu việt hơn hẳn tất cả các giai cấp khác trong xã hội. Những phẩm chất đó là: giai
cấp tiên tiến nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có ý thức tổ chức kỷ
luật cao nhất, đồng thời còn là giai cấp có tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế rộng rãi. Những phẩm chất đó của giai cấp công nhân ngày càng được
tôi luyện, củng cố và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại
công nghiệp và cuộc đấu tranh của mình chống chế độ tư bản chủ nghĩa.
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ quy định
giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà còn tạo cho họ khả
năng làm việc đó. Trong xã hội, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản
phù hợp và thống nhất với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động và các giai
tầng xã hội khác. Chỉ có họ
mới có khả năng đại biểu cho quyền lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của toàn bộ
quần chúng lao động; có khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, giác ngộ về địa
vị sứ mệnh lịch sử của mình và lôi cuốn, tập hợp, tổ chức quần chúng bị áp bức
tham gia vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản; có khả
năng lãnh đạo và đi tiên phong trong các cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và toàn dân tộc chống áp bức, bóc lột cũng như
trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa; có khả năng đoàn kết thống nhất toàn
thể giai công nhân các nước và các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản
thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Như vậy, giai cấp
công nhân vừa có vai trò tổ chức lãnh đạo cách mạng, vừa là lực lượng tiên
phong trong cuộc đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân
loại.
Lịch sử thế giới
đã chứng minh những kết luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm
thực hiện sứ mệnh của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm
xuôi gió, mà phải có những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.
Hiện nay, các thế lực
thù địch và cơ hội cho rằng, ở các nước tư bản phát triển công nhân không còn bị bóc lột
như trước nữa, đã trung lưu hóa…, cho nên giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch sử toàn
thế giới như trước, không còn đóng vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản. Hiện nay, ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận
không nhỏ giai cấp công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao, có nhà lầu, xe
hơi, có cổ phần, cổ phiếu… Song, điều đó không có nghĩa giai cấp công nhân ở
các nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể. Những sự biến
đổi ấy không thể làm thay đổi một sự thật hiển nhiên
rằng, toàn bộ tư
liệu sản xuất vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản, giai cấp công nhân về cơ bản
vẫn không có tư liệu sản xuất, vẫn phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản,
cả sức lao động trí óc và lao động chân tay để kiếm sống và vẫn bị bóc lột giá
trị thặng dư. Do vậy, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân vẫn không hề
thay đổi, họ vẫn đóng vai trò lãnh đạo
cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Thêm
nữa, trước sự
phát triển, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến mọi mặt của đời sống xã
hội, nhiều người cho rằng sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
đã được chuyển giao cho tầng lớp trí thức. Theo họ, thời đại hiện nay là thời
đại của văn minh trí tuệ, thời đại mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp thì tầng lớp trí thức mới là lực lượng xã hội có đủ năng lực trí tuệ
và có đủ khả năng tổ chức lãnh đạo các lực lượng xã hội trong sự nghiệp xây dựng
xã hội mới.
Trong mọi xã hội, trí thức luôn có vai trò rất quan trọng, trực tiếp và đi đầu trong quá
trình phát triển các lý thuyết, khoa học công nghệ, khoa học quản lý, khoa học
xã hội và nhân văn... góp phần trong việc nâng cao dân trí. Song, tầng lớp trí
thức không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng thay thế giai cấp công nhân. Vì,
trong mọi chế độ xã hội, tầng lớp trí thức chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt
và không thuần nhất. Trí thức chưa bao
giờ và không bao giờ là một giai cấp, nó không đại biểu cho một phương thức sản
xuất độc lập, không phải là lực lượng kinh tế, chính trị độc lập. Tầng lớp trí thức cũng không có
hệ tư tưởng độc lập, nó chỉ theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp mà
nó phục vụ. Do địa vị kinh tế - xã hội của họ, tầng lớp trí thức không thể là
người lãnh đạo cách mạng, mặc dù tất cả các giai cấp thống trị trong lịch sử
đều cần đến trí thức và đào tạo ra đội ngũ trí thức của mình để thực hiện vai
trò thống trị đối với xã hội. Về kinh tế thì tầng lớp trí thức không có lợi ích đối
kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Họ cũng là
những người làm thuê và bị bóc lột, nhưng họ
là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được giai cấp tư sản đào tạo và sử dụng với sự
ưu đãi cao. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quyền lợi của tầng lớp trí thức gắn liền
với quyền lợi của giai cấp tư sản.
Thực tế lịch sử
đã cho thấy, chưa bao giờ tầng lớp trí thức lãnh đạo thành công một cuộc cách
mạng xã hội nào. Các
cuộc đấu tranh của tầng lớp trí thức tuy có tiếng vang nhất định, nhưng mục
tiêu của các cuộc đấu tranh ấy không bao giờ vượt qua được khuôn khổ của chủ nghĩa tư
bản. Họ cũng
dễ sẵn sàng thoả hiệp với giai cấp thống trị khi những yêu cầu tối thiểu đưa ra
được chấp nhận. Vì thế, những cuộc đấu tranh do trí thức thực hiện không bao giờ và không thể đi đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng toàn thể nhân dân
lao động trên toàn thế giới như giai cấp công nhân được.
Với
quan điểm hoàn toàn khách quan và khoa học về địa vị kinh tế - xã hội của giai
cấp công nhân, hoàn toàn khẳng định được rằng, trong thời đại ngày nay, chỉ duy
nhất giai cấp công nhân mới là lực lượng có sứ mệnh lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét