Chủ
nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, luận giải những quy luật, tính quy
luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, phát triển hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, khi nghiên cứu, xem xét các
hiện tượng chính trị - xã hội phải luôn quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, lịch
sử, cụ thể và phát triển. Quá trình phân tích các hiện tượng chính trị - xã hội
phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Phải
tôn trọng khách quan, xuất phát từ điều kiện khách quan để tìm ra con đường,
biện pháp cách mạng đúng đắn trong cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kiên quyết
chống mọi biểu hiện chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan; chủ động
đề phòng, ngăn chặn khuynh hướng giáo điều, dập khuôn máy móc.
Phương pháp
kết hợp lịch sử và lôgíc
Trên
cơ sở những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà phân tích để rút ra
những nhận định, khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học - tức là
rút ra được lôgíc của lịch sử, không dừng lại ở sự liệt kê sự thật lịch sử. Các
nhà kinh điển của Chủ nghĩa xã hội khoa học đã là những tấm gương mẫu mực về sử
dụng phương pháp này khi phân tích lịch sử nhân loại, đặc biệt là về sự phát
triển các phương thức sản xuất để rút ra được lôgíc của quá trình lịch sử, căn
bản là quy luật mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa
giai cấp bóc lột và bị bóc lột, quy luật đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc
cách mạng xã hội và do đó, cuối cùng đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên
chính vô sản, dẫn đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn
Là
một học thuyết chính trị - xã hội, Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phổ biến
phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn. Nếu thoát ly thực tiễn tình
hình kinh tế, xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp trong những giai đoạn lịch
sử nhất định thì những nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ trở nên
chung chung, trừu tượng, tư biện và không có sức thuyết phục, không mang lại
hiệu quả, thậm chí phải trả giá đắt cho những quyết sách chính trị sai lầm từ
suy diễn chủ quan. Do đó, phải từ thực tiễn chính trị - xã hội rút ra những kết
luận về lý luận để từ đó quay lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Đồng thời, mọi
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản phải có cơ sở lý luận thực
tiễn đầy đủ, phải bám sát cuộc sống và tình hình chính trị - xã hội trong nước
và quốc tế.
Phương pháp
khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế
- xã hội cụ thể
Khi nghiên cứu,
khảo sát thực tế, thực tiễn một xã hội cụ thể, đặc biệt là trong điều kiện của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội... phải luôn có sự nhạy bén về chính trị -
xã hội trước tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội, trong nước và quốc tế. Trong thời đại còn giai cấp và
đấu tranh giai cấp, còn chính trị thì mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ở các
lĩnh vực, kể cả khoa học công nghệ, tri thức và sử dụng tri thức, các nguồn
lực, các lợi ích... đều có nhân tố chính trị chi phối mạnh nhất, nhưng nó lại
có vẻ “đứng đằng sau hậu trường” (thậm chí cố tình che đậy như trong các đảng
và chính phủ tư sản cầm quyền). Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích
về mặt chính trị - xã hội, không có nhạy bén chính trị và lập trường - bản lĩnh
chính trị vững vàng thì dễ mơ hồ, nhầm lẫn, sai lệch.
Các phương pháp có tính liên ngành
Chủ
nghĩa xã hội khoa học cần phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của
các khoa học xã hội khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hoá, mô hình hóa… để nghiên cứu những khía
cạnh chính trị - xã hội của các mặt hoạt động trong xã hội có giai cấp, đặc
biệt là trong chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội, trong đó có thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét