Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

Cảnh giác với thủ đoạn của thế lực thù địch nhằm vào vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước

Hiện nay các thế lực thù địch phản động, không ngừng thực hiện âm mưu chiến lược diễn biến hòa bình, với tính chất ngày càng nguy hiểm và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Chúng thường thực hiện những luận điệu, tấn công tác động vào tâm lý người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo và người lao động, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, hạn chế về kiến thức pháp luật, nhận thức chính trị chưa cao còn nên dễ bị tác động; lôi kéo nên chúng dùng thủ đoạn chiêu trò xuyên tạc sự thật về chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, là mục tiêu chúng nhằm vào, là động lực, mồi lửa kích động, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập đông người gây mất an ninh chính trị, gây rối trật tự công cộng, biểu tình, bạo loạn đẩy bà con vào con đường xâm phạm ANQG-TTATXH. Các thế lực thù địch luôn thực hiện các chiêu trò tinh vi như, mở các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, núp dưới vỏ bọc cung cấp các kiến thức về, chính trị, xã hội, không được kiểm chứng, bịa đặt sai sự thật, đặc biệt lợi dụng các sự kiện điểm nóng, những vụ việc phức tạp diễn ra trên địa bàn, thông qua các lớp tập huấn này và các trang mạng xã hội để xuyên tạc, vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tiếp tay cho âm mưu ý đồ thâm độc của chúng vu cáo Đảng, Nhà nước đàn áp người đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, tín ngưỡng, người lao động, làm sai lệch cái nhìn của cộng đồng quốc tế. Tinh vi hơn chúng dùng các trang mạng xã hội, để nôi kéo thành lập các nhóm, các lớp học trực tuyến, các thế lực thù địch phản động, và số cầm đầu bất mãn có cơ hội chính trị, phản động lưu vong, hướng dẫn đồng bào các kỹ năng vào các trang mạng khai thác các dữ liệu thông tin, mà chúng đã sắp đặt soạn thảo, với những nội dung xuyên tạc, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, thiếu sót của chính quyền địa phương đã kích động phong trào đấu tranh dân chủ, cách mạng màu đòi các quyền tự do dân tộc, tôn giáo.

Khoản 1 điều 24 hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng, và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Ngày 18/11/2016. Quốc hội thông qua luật tín ngưỡng tôn giáo đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Việc ban hành luật tín ngưỡng, tôn giáo đã thể chế hóa các quan điểm Đảng, và Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân hơn nữa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú. Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán, tôn trọng trong quyền bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo và không theo tín ngưỡng tôn giáo, của người dân đảm bảo sự bình đẳng tự do tín ngưỡng tôn giáo của con người, điều kiện lịch sử nước ta đã tạo lên cho người dân tinh thần dân tộc, tính cộng đồng và tiếp thu văn hóa ngoại sinh, và làm phong phú truyền thống văn hóa của dân tộc, thực tiễn cho thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại nước ta ngày càng sôi động là minh chứng rõ ràng cho quyền bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

Bằng những luận cứ trên cho thấy, bản chất của các thế lực thù địch, phản động, xuyên tạc sai sự thật nhằm thực hiện mưu đồ thâm độc của chúng, gây chia rẽ vùng đồng bào, dân tộc, tôn giáo. Nhằm phá hoại nền tảng chính trị tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta, vì vậy chúng ta cần phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, cho nhân dân, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, nhằm loại bỏ, các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhân dân tự nhận diện, đấu tranh phản bác tẩy chay các luận điệu xuyên tạc của chúng ngay từ cơ sở.

- Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế; văn hóa xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào, dân tộc, thiểu số, vùng tôn giáo, thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, đào tạo bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào, dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở biên giới, hải đảo…

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, vững mạnh về chuyên môn, trình độ, năng lực, uy tín trong nhân dân, phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực của các tín đồ, chức sắc, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Vận dụng quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên các địa bàn cơ sở.

- Quan tâm giải quyết các chế độ chính sách cho nhân dân, đặc biệt là giải quyết dứt điểm, các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, trong nhân dân, không để trở thành điểm nóng mà các thế lực thù địch lợi dụng, để châm ngòi thực hiện âm mưu ý đồ của mình.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đổi mới phương pháp tuyên truyền về nội dung, đa dạng về hình thức để nhân dân dễ nghe, dễ hiểu, nhân dân nâng cao được nhận thức, kiến thức pháp luật, bài trừ luận điệu, của các thế lực thù địch.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị chức năng, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét